Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

CỔ PHẦN HOÁ - TƯ NHÂN HOÁ

Tư nhân hoá thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Liên hợp quốc đã đưa ra quan niệm về tư nhân hoá theo nghĩa rộng: "Tư nhân hoá là quá trình biến đổi mối tương quan giữa Nhà nước và thị trường trong đời sống kinh tế của một nước theo hướng ưu tiên thị trường". Theo đó, toàn bộ chính sách, luật lệ và thể chế nhằm khuyến khích mở rộng và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giành cho thị trường vai trò điều tiết ngày càng lớn... đều có thể được coi là biện pháp của tư nhân hoá.
Còn theo nghĩa hẹp, với đối tượng là doanh nghiệp, tư nhân hoá được giải thích theo hai nghĩa: Tư nhân hoá quản lý và tư nhân hoá sở hữu. Trường hợp Nhà nước vẫn năm quyền sở hữu vốn và tài sản, còn việc quản lý được giao cho tư nhân đảm trách theo những điều kiện thoả thuận giữa Nhà nước và tư nhân được coi là tư nhân hoá quản lý. Còn trường hợp Nhà nước bán doanh nghiệp của mình cho một chủ tư nhân, tức là chuyển sở hữu Nhà nước thành sở hữu tư nhân, thì được coi là tư nhân hoá sở hữu.
Trong khi đó ở nước ta, chủ trương cổ phần hoá một số doanh nghiệp nhà nước xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự chuyển hướng chiến lược và cũng là đặc điểm lớn nhất quy định mục tiêu và phương thức cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Bởi vậy, việc cổ phần hoá ở nước ta là một trong những phương thức cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước cho hợp lý và hiệu quả hơn để chúng thực sự đóng vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội. Hơn nữa, khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Nhà nước bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp, cho các tổ chức hoặc các thể nhân ngoài doanh nghiệp. Quá trình đó là việc chuyển một bộ phận sở hữu của Nhà nước không phải cho một tư nhân để chuyển thành sở hữu tư nhân, mà cho một "tập thể" để chuyển thành sở hữu hỗn hợp. Ngoài ra, không phải toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước đều được cổ phần hoá. Để bảo đảm giữ đúng và tăng cường vai trò của mình trong nền kinh tế hỗn hợp, không phải toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước đều được cổ phần hoá. Để bảo đảm giữ đúng và tăng cường vai trò của mình trong nền kinh tế hỗn hợp, không phải Nhà nước tiến hành cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước hiện có, mà vẫn giữ lại các doanh nghiệp trong các ngành then chốt, trọng điểm của nền kinh tế quốc dân. Tức là, để thực thi tốt hơn chức trách của mình, Nhà nước sẽ "nắm cái cần nắm và buông cái cần buông".
THH và cổ phần hóa là hai khái niệm khác nhau. Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu quản trị: từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp cổ phần. Còn THH là quá trình chuyển đổi sở hữu: từ sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể sang sở hữu tư nhân. Như vậy, cổ phần hóa và THH sẽ có điểm gặp nhau khi quá trình thay đổi cơ cấu quản trị làm chuyển đổi cơ cấu sở hữu từ nhà nước sang tư nhân. Hiện nay, quá trình tư nhân hóa ở nước ta chưa diễn ra mạnh mẽ, nhưng đây sẽ là một làn sóng tất yếu trong tương lai không xa. Vì không cần chứng minh thì ai cũng biết sở hữu tư nhân là động lực cơ bản để phát triển kinh tế thị trường.
Tư hữu hóa ở Nga
Nhận thức rõ điều này, Chính phủ Nga ngay trong giai đoạn đầu cải cách 1990-1994 đã xem THH là một trong 4 nhiệm vụ cơ bản. Tuy nhiên, ngay từ đầu công cuộc THH ở Nga đã gây nhiều tranh cãi. Các nhà cải cách đứng trước hai lựa chọn. Một, sẽ tiến hành THH từ từ, từng bước, trao tài sản vào tay chủ sở hữu mới, thực sự sử dụng tài sản hiệu quả, với giá cao nhất có thể. Hai, tiến hành THH “chớp nhoáng”, nhanh chóng, phân phát không tài sản quốc hữu cho toàn dân. Dĩ nhiên, ai cũng hiểu cách làm thứ nhất sẽ mang lại cho quốc gia nhiều lợi ích hơn, nhưng nó lại đòi hỏi thời gian và một hệ thống chính trị ổn định. Cả hai thứ mà vào thời điểm đó (1990-1991) nước Nga non trẻ đều không có. Dưới nhiều áp lực về kinh tế, chính trị, thậm chí không ngoại trừ động cơ cá nhân và tác động mạnh mẽ của phương Tây, các nhà cải cách trẻ ở Nga đã quyết định lựa chọn phương án hai.
Kết quả là từ năm 1992-1994 trên toàn Nga đã có 125.514 doanh nghiệp nhà nước đăng ký THH, trong đó đã thực hiện chuyển đổi sở hữu được 88.814 doanh nghiệp. Nhà nước thu về 760 tỷ rúp (tương đương – 3.7 tỷ USD với giá cuối năm 1992) – một con số quá ít ỏi so với giá trị thực của tổng tài sản đã đưa ra chào bán. Sở hữu của nhà nước được chia nhỏ cho một nhóm người, tạo nên một giới kinh tế thượng lưu bao gồm các nhà tài phiệt và các ông trùm kinh tế “đen”. Có thể nhận thấy rõ điều này khi phân tích dữ liệu về thu nhập và tích luỹ xã hội. Theo đó 5% dân số thuộc tầng lớp giàu và rất giàu chiếm 73% tích luỹ toàn xã hội và 80% ngoại tệ lưu hành dưới dạng tiền mặt. Chênh lệch trong thu nhập giữa tầng lớp giàu – nghèo có lúc lên đến hàng nghìn lần (1360 lần theo số liệu năm 1997). Việc hóa giá các tài sản quốc gia, cố tình tạo quá trình phá sản ảo để giảm giá thành các nhà máy, tổ hợp kinh tế nhà nước đã trở thành bước đi quen thuộc của quá trình THH. Ví dụ: Tập đoàn khí đốt lớn nhất thế giới ROS “Gazprom” được định giá khoảng 300 tỷ rúp (tương đương 12 tỷ USD, trong khi giá của công ty Mỹ tương đương “Chevron Corp.” là 123 tỷ); ngân hàng tín dụng “Sberbank”, với hàng nghìn chi nhánh trên khắp nước Nga được đánh giá bằng 230 triệu USD, trong khi chi phí ngân hàng này bỏ ra để xây dựng trụ sở chính tại đường 60 năm Cách mạng tháng 10, Matxcơva (chỉ là một trong hàng nghìn trụ sở) đã vượt quá con số 300 triệu USD (!!!).
Điều đáng lưu ý là quá trình THH đã đưa đến kết cục: toàn bộ số lợi tức từ sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Nga tập trung trong tay các nhà tài phiệt, các tập đoàn tài chính thân Chính phủ hoặc các tổ chức kinh tế “đen” – lực lượng này chiếm khoảng 7-10% dân số đất nước.
Bài học cho Việt Nam
Tất nhiên, hoàn cảnh kinh tế, chính trị của nước ta hôm nay khác nhiều so với nước Nga vào những năm 1990. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta không học hỏi được gì từ những kinh nghiệm xương máu trong quá trình THH của nước Nga xa xôi. Những bài học đó là gì?
THH chỉ là công cụ chứ không thể là mục đích. THH trên con đường phát triển kinh tế thị trường, tự do hóa thương mại và hội nhập quốc tế là công việc tất yếu cần làm. Nhưng THH chỉ là một trong số nhiều công cụ để chúng ta tìm và tạo cho được các chủ sở hữu làm việc hiệu quả vì lợi ích cộng đồng. Việc chúng ta quên đi nhiệm vụ chính của quá trình THH là tìm cho được chủ sở hữu có đủ năng lực sử dụng tài sản quốc gia hiệu quả nhất là một sai lầm nghiêm trọng.
Muốn THH thành công cần thiết lập được một cơ chế định giá tài sản minh bạch và công khai. Việc hàng nghìn doanh nghiệp nhà nước của Nga đã được định giá thấp hơn hàng chục lần so với giá trị thực khi đem ra đấu giá là một minh chứng hùng hồn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay. Các bạn chắc còn nhớ kết quả xếp hạng về chỉ số minh bạch của thị trường bất động sản (REIT-2006) do LaSalle Investment Management/Jones Lang LaSalle công bố cách đây không lâu. Theo đó, Việt Nam được xếp vào hàng thấp nhất của khu vực châu Á- Thái Bình Dương, đạt 4.69 điểm – thuộc loại không minh bạch (hạng dưới cùng của bảng xếp hạng). Mà bất động sản chỉ là một lĩnh vực trong vô số các lĩnh vực “nhạy cảm” khác còn chưa có điều kiện và khả năng để xếp hạng như: đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Tích lũy tư bản và trách nhiệm đối với lợi ích cộng đồng. Nếu chính phủ không hình thành được một cơ chế kiểm soát hữu hiệu thì có thể dễ dàng hình thành lên một lớp chủ sở hữu tư nhân mới, giàu có nhưng chỉ biết lo cho túi tiền của mình và hoàn toàn vô trách nhiệm (nếu không nói là quay lưng lại) với sự phát triển của cộng đồng. Điều này đặc biệt rất dễ xảy ra nếu một lúc nào đó chúng ta quyết định THH các doanh nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên. Lợi tức có được từ khai thác khoáng sản sẽ không quay lại phục vụ cộng đồng mà thông thường sẽ được chuyển ra nằm im tích lũy ở các ngân hàng nước ngoài.
Chỉ giao tài sản vào tay những người chủ hiểu, quí trọng và biết cách ứng xử với tài sản. Mơ ước sau một đêm sẽ hình thành hơn 40 triệu chủ sở hữu của A. Chubaiz đã không thể thành hiện thực, bởi một lý do hết sức đơn giản. Làm chủ cũng là một nghề, mà là một nghề không đơn giản. Muốn làm chủ hiệu quả thì ngoài rất nhiều yếu tố cần thiết khác, người chủ trước hết phải biết quí trọng và hiểu được giá trị tài sản mà mình đang sở hữu. Và quan trọng hơn chính anh ta phải bỏ sức lao động ra để có được tài sản đó.
Quan hệ giữa nhóm lợi ích, giới quan chức và người dân. THH là một quá trình phức tạp, liên quan đến những tài sản khổng lồ. Lợi ích càng nhiều, nhóm lợi ích càng đa dạng và phong phú. Kết quả THH sẽ biến dạng hoàn toàn nếu các nhóm lợi ích cá nhân này phối hợp chặt chẽ, cùng chia sẻ quyền lợi với giới quan chức tham nhũng. Tài sản quốc gia sẽ dễ dàng trao không một cách đàng hoàng vào tay chủ sở hữu mới bất chấp lợi ích cộng đồng. Quá trình THH ở Nga đã diễn ra gần như thế và kết quả thế nào thì các bạn đã thấy. Và đây cũng là điều mà chúng ta lo ngại nhất. Nền kinh tế thiếu minh bạch, tham nhũng không thể đẩy lùi, vận động hành lang trục lợi ngấm ngầm nhưng mạnh mẽ… đó là những dấu hiệu của một môi trường không thuận lợi chút nào cho quá trình THH.
Có thể thấy, quá trình THH ở nước ta hiện nay đang đi theo một lộ trình khác hẳn với nước Nga. Nhưng như thế không có nghĩa là chúng ta sẽ không gặp phải những vấn đề như người Nga đã từng gặp.
Source: www.tiasang.com.vn

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

LỚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP- LỚP V100

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP

Chương trình được biên soạn và thiết kế bởi các Giảng viên cao cấp của Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Môi trường Quản lý, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I với tiêu chí “Thực tiễn - Linh động - Hiện đại”, hướng tới sự Chuyên nghiệp - Thành đạt cho các doanh nhân.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Khoá học cung cấp các kiến thức và kỹ năng nền tảng về quản trị doanh nghiệp, đồng thời chú trọng vào phân tích thực tiễn các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xây dựng cho học viên:
- Có tầm nhìn và khả năng xây dựng các chiến lược phù hợp với nhu cầu thay đổi và phát triển của doanh nghiệp
- Có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề nội tại cũng như các vấn đề bên ngoài tác động vào doanh nghiệp.
- Có khả năng áp dụng các phương pháp, mô hình, bài học kinh doanh một cách linh hoạt, sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

- Cấp lãnh đạo doanh nghiệp: Bí thư Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Hội đồng tư vấn, Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc;
- Đội ngũ quản lý cấp trung của các Doanh nghiệp: Các Giám đốc chức năng, các Trưởng/Phó các Phòng/ Ban/Bộ phận trong Doanh nghiệp.
- Những người có hoài vọng trở thành một Giám đốc Điều hành chuyên nghiệp, toàn diện trong tương lai.

III. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

- Phương pháp học thông qua hành động và học thông qua kinh nghiệm: Các bài tập và các trò chơi mô phỏng các tình huống kinh doanh, các bài tập đóng vai, các chuyến đi thực tế thu thập số liệu, các cuộc thảo luận sôi nổi, các bài tập động lực nhóm …

IV. GIẢNG VIÊN
- Giảng viên của chương trình là các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo cũng như trong hoạt động tư vấn và quản trị doanh nghiệp.

V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

Module 1: Lãnh đạo trong bối cảnh mới
• Phong cách lành đạo: Bối cảnh cho thập kỷ tới
• Toàn cầu hóa
• Phong cách lãnh đạo và bối cảnh văn hóa của nó
• Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo
• Vai trò của quản lý
• Vai trò của lãnh đạo
• Nhận thức để thay đổi
• Nghệ thuật xây dựng thương hiệu cá nhân
• Những nguyên tắc truyền lửa của một CEO chuyên nghiệp
• Lãnh đạo bản thân, xây dựng phong cách lãnh đạo chuyên nghiệp
• Tố chất của người lãnh đạo chuyên nghiệp

Module 2: Kỹ năng hoạch định và thực thi chiến lược kinh doanh
• Tầm nhìn chiến lược
• Các chiến lược cạnh tranh cơ bản
• Xác định tầm nhìn, sứ mệnh của công ty
• Phân tích môi trường bên ngoài, xác định cơ hội và thách thức
• Phân tích mô hình 5 tác lực - Quyết định sự cạnh tranh trong ngành
• Phương pháp tảng băng chìm
• Đánh đổi và sự lựa chọn
• Sức mạnh tổng lực: Nghiên cứu & phát triển; thiết kế sản phẩm; Dịch vụ; Quy trình sản xuất; Marketing & bán hàng; Dịch vụ & chăm sóc khách hàng
• Sử dụng công cụ SWOT phân tích và lựa chọn chiến lược.

Module 3: Quản trị nhân sự
• Thiết lập cơ cấu nhân sự phù hợp
• Bí quyết tuyển dụng và giữ chân người tài
• Tâm lý nhân viên và những vấn đè cần lưu ý
• Tạo động lực làm việc cho nhân viên
• Công cụ phân tích động lực
• Vai trò của doanh nghiệp
• Vai trò của người quản lý
• Một số giải pháp tạo động lực

Module 4: Quản trị Marketing trong bối cảnh mới
• Xu hướng Marketing hiện nay: Định nghĩa Marketing; Quy trình Marketing; Marketing & thoả mãn khách hàng; Toàn cầu hoá & vai trò của công nghệ đối với Marketing.
• Tìm kiếm cơ hội kinh doanh qua việc sử dụng một số công cụ như: nghiên cứu Marketing, phân tích môi trường, phân tích SWOT, 5F, PPM.
• Phương pháp định vị để phát triển bền vững: STP
• Ứng dụng Chiến lược Marketing hỗn hợp để nhận biết cơ hội kinh doanh & bài học kinh nghiệm từ một số tình huống Marketing thực tiễn.
• So sánh hệ thống quản trị và hệ thống kinh tế của Mỹ & Nhật bản, của nền kinh tế kế hoạch & nền kinh tế thị trường.
• Chiến lược Marketing trong thời đại mới: nguyên lý Marketing để chiến thắng, công cụ/phương pháp Marketing ưu việt, Marketing thế hệ kế tiếp.
• Đề xuất chiến lược Marketing phù hợp với thị trường Việt nam.

Module 5: Kỹ năng điều hành cuộc họp, hội thảo
• Kỹ năng điều hành cuộc họp, hội thảo hiệu quả.
• Những tiêu chí đánh giá sự thành công cuộc họp, hội nghị, hội thảo.
• Các kỹ năng giao tiếp được sử dụng trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng tổng kết vấn đề và kỹ năng chuyển đổi thuật ngữ.
• Nguyên nhân dẫn đến cuộc họp, hội nghị, hội thảo kém hiệu quả.

Module 6: Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định
• Qui trình giải quyết vấn đề
• Vấn đề là gì?
• Qui trình giải quyết vấn đề
• Xác định vấn đề
• Phát hiện vấn đề
• Mô tả vấn đề
• Phát biểu vấn đề
• Xác định nguyên nhân
• Các công cụ tìm nguyên nhân
• Tìm và thực thi giải pháp
• Xác định mục tiêu
• Tìm các phương án – Các công cụ
• Đánh giá và lựa chọn giải pháp – các công cụ
• Thực thi giải pháp

Module 7: Kỹ năng giao tiếp trong công việc
• Khái quát về qui trình giao tiếp
• Tầm quan trọng và các yếu tố ảnh hưởng
• Các loại hình giao tiếp trong công việc
• Các kênh giao tiếp tại nơi làm việc
• Để tăng hiệu quả giao tiếp trong công việc
• Các kỹ năng thiết yếu trong giao tiếp
• Kỹ năng đặt câu hỏi và lắng nghe
• Kỹ năng cho và nhận phản hồi
• Kỹ năng thuyết phục

Module 8: Văn hoá doanh nghiệp
• Khái niệm văn hoá doanh nghiệp
o Các cách tiếp cận văn hoá doanh nghiệp
o Định nghĩa văn hoá doanh nghiệp
• Vai trò và các yếu tố của văn hoá doanh nghiệp
o Tại sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp
o Hành vi con người với văn hoá doanh nghiệp
o Văn hoá và sự trường tồn của doanh nghiệp
o Những gì làm nên văn hóa doanh nghiệp?
• Văn hóa doanh nghiệp Đông-Tây
• Các mô hình văn hoá doanh nghiệp
o Mô hình phân lớp văn hoá doanh nghiệp
o Mô hình hành vi
o Mô hình tổng thể
• Vai trò của lãnh đạo trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
• Các bước xây dựng văn hoá doanh nghiệp.
• Kế hoạch hành động

Module 9: Kế toán và lựa chọn các quyết định tài chính
• Thông tin kế toán phục vụ quản lý
• Tổng quan hệ thống báo cáo tài chính
• Báo cáo tài chính của các dạng công ty khác nhau
• Các nguyên tắc lập báo cáo tài chính
• Đọc, hiểu và phân tích các báo cáo tài chính
• Kỹ thuật kiểm tra tính chính xác của các BCTC
• Tổng quan về quản trị tài chính.
• Phân tích báo cáo tài chính.
• Ý nghĩa các chỉ số tài chính
• Vốn và các kênh huy động vốn
• Vốn và sự bí ẩn của vốn
• Lựa chọn các quyết định tài chính
• Sử dụng quyền lực tài chính của Giám đốc

Thông tin liên hệ:
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Đ/c: Phòng 705, Nhà A5, Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I
Điện thoại: (04) 3.8544439

1. PGS.TS Nguyễn Cúc; Mobile: 091323.3636

2. TS Hoàng Văn Hoan; Mobile: 091.323.05.03
Email: hoanhvct@gmail.com

LỚP PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP

Chương trình được biên soạn và thiết kế bởi các Giảng viên cao cấp của Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I và Viện Nghiên cứu và Đào tạo Môi trường Quản lý với tiêu chí “Thực tiễn - Linh động - Hiện đại”, hướng tới sự Chuyên nghiệp - Thành đạt cho các doanh nhân.

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Khoá học cung cấp các kiến thức và kỹ năng nền tảng về quản trị doanh nghiệp, đồng thời chú trọng vào phân tích thực tiễn các hoạt động của doanh nghiệp, từ đó xây dựng cho học viên:
- Có tầm nhìn và khả năng xây dựng các chiến lược phù hợp với nhu cầu thay đổi và phát triển của doanh nghiệp
- Có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề nội tại cũng như các vấn đề bên ngoài tác động vào doanh nghiệp.
- Có khả năng áp dụng các phương pháp, mô hình, bài học kinh doanh một cách linh hoạt, sáng tạo.

II. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN

- Cấp lãnh đạo doanh nghiệp: Bí thư Đảng uỷ, Hội đồng quản trị, Hội đồng tư vấn, Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc;
- Đội ngũ quản lý cấp trung của các Doanh nghiệp: Các Giám đốc chức năng, các Trưởng/Phó các Phòng/ Ban/Bộ phận trong Doanh nghiệp.

III. GIẢNG VIÊN
- Giảng viên của chương trình là các chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm trong hoạt động đào tạo cũng như trong hoạt động tư vấn và quản trị doanh nghiệp.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Module 1: Kỹ năng hoạch định và thực thi chiến lược
- Tầm nhìn chiến lược
- Kỹ năng hoạch định và lựa chọn chiến lược
- Phương pháp tảng băng chìm
- Đánh đổi và sự lựa chọn
Module 2: Kỹ năng giao tiếp ứng xử
- Thuyết trình
- Giao tiếp, ứng xử, quan hệ
- Kỹ năng đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tế
Module 3: Kỹ năng lựa chọn các quyết định tài chính
- Vốn và sự bí ẩn của vốn
- Lựa chọn các quyết định tài chính
- Sử dụng quyền lực tài chính của Giám đốc
Module 4: Văn hóa doanh nghiệp và doanh nhân
- Xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp
- Các kỹ năng tạo cộng đồng gắn bó
- Đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nhân
- Các triết lý về văn hóa doanh nghiệp
Module 5: Báo cáo những tác động sau 3 năm gia nhập WTO và thông điệp đối với doanh nghiệp
- Đối thoại nhóm
- Làm bài tập tình huống
- Hội thảo tập thể tại hội trường
- Tổng kết, trao chứng chỉ

V. CHỨNG CHỈ
- Chứng chỉ tốt nghiệp Khóa học được Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I cấp
Mọi liên hệ xin gửi về địa chỉ:
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ
Số 15, đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
1. PGS.TS Nguyễn Cúc; Mobile: 0913233636
2- TS. Hoàng Văn Hoan; Mobilel 091.323.0503, Email: hoanhvct@gmail.com

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hỡi đồng bào cả nước,

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng Minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy, hoặc là đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

HAI CHIẾC LÁ

Hai chiếc lá

Mùa thu đến rồi
lá rụng nơi nơi
Gió thổi vi vu
Cùng tiếng chim hót


Trên cây bằng lăng
Đã trụi hết lá
Chỉ còn để lại
Hai chiếc lá nhỏ


Hai chiếc lá nhỏ
Rung ring trong gió
Như muốn ca hát
Như chào mùa thu

Nguyên Trang - lớp 4A - Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A

ĐẤT NƯỚC TÔI

Đất nước tôi nhỏ
nhưng chân tình đoàn kết
Đất nước tôi nghèo
nhưng ý chí vững vàng

Một mái nhà đơn sơ
nhưng tấm lòng rộng mở
Một nhà không đẹp
nhưng vững chắc, vững bền


Đất nước ơi sao yêu thế
Từng ngày lớn lên
là một ngày đổi mới
Tôi yêu đất nước tôi


Nguyên Trang - lớp 4A - Trường Tiểu học Đặng Trần Côn A