Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Khái niệm về quản lý


"Quản lý là gì?" là câu hỏi mà bất cứ người học quản lý ban đầu nào cũng cần hiểu và mong muốn lý giải. Nó liên quan đến định nghĩa về quản lý.


Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.

Quản lý được giải thích như là nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo thực thụ, nhưng không phải là sự khởi đầu để họ triển khai công việc. Như vậy, có bao nhiêu nhà lãnh đạo tài ba thì có bấy nhiêu kiểu định nghĩa và giải thích về quản lý. Vậy suy cho cùng quản lý là gì? Định nghĩa quản lý là yêu cầu tối thiểu nhất của việc lý giải vấn đề quản lý dựa trên lí luận và nghiên cứu quản lý học. Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó.
Bản thân khái niệm quản lý có tính đa nghĩa nên có sự khác biệt giữa nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hơn nữa, do sự khác biệt về thời đại, xã hội, chế độ, nghề nghiệp nên quản lý cũng có nhiều giải thích, lý giải khác nhau. Cùng với sự phát triển của phương thức xã hội hoá sản xuất và sự mở rộng trong nhận thức của con người thì sự khác biệt về nhận thức và lý giải khái niệm quản lí càng trở nên rõ rệt.

Quản lý theo định nghĩa của các trường phái quản lý học Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý. Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú. Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:
- Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm " .
- Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.
- Hard Koont: "Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định".
- Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".
- Peter. F. Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó. Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công". Chủ trương của Peter.
F. Dalark là giới hạn doanh nghiệp từ góc độ xã hội, lấy quản lý làm chức năng chính của doanh nghiệp. Vì thế, quản lý trở thành chức năng và vai trò của tổ chức xã hội, nó cũng sẽ thông qua các doanh nghiệp góp phần xây dụng chế độ xã hội mới để đạt được mục tiêu lý tưởng là "một xã hội tự do và phát triển". Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển.
Từ đó có thể thấy, cơ sở chính trong giải quyết độ khó của vấn đề là "quan điểm về hệ thống", cơ sở chính trong giải quyết độ khó về thời gian là "quan điểm về sự chuyển động”. Như vậy, đặc điểm lớn nhất trong lý luận của Peter F. Dalark là cách nhìn hệ thống mở và chuyển động". Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết học về quản lý của ông.
Yếu tố tạo thành nên hoạt động quản lý Với những phân tích trên mọi hoạt động quản lý đều phải do 4 yếu tố cơ bản sau cấu thành: - Chủ thể quản lý, trả lời câu hỏi: do ai quản lý? - Khách thể quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý cái gì? - Mục đích quản lý, trả lời câu hỏi: quản lý vì cái gì? - Môi trường và điều kiện tổ chức, trả lời câu hỏi: quản lý trong hoàn cảnh nào?
Vì bản thân hành vi quản lý là do 4 yếu tố trên tạo thành, do vậy 4 yếu tố đó đương nhiên cần được thể hiện trong định nghĩa về quản lý. Tiếp theo, do hoạt động quản lý đích thực cần vận dụng chức năng và phương pháp quản lý để đạt được mục đích quản lý đề ra nên điều này cũng cần được thể hiện trong định nghĩa về quản lý.
Tuy nhiên, Fayel trong định nghĩa quản lý đã trực tiếp chỉ ra rằng: Quản lý chính là lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện, chỉ huy, tiến hành, kiểm soát; và nếu lý giải một cách đơn giản như vậy thì quản lý lại trở thành một hành động cụ thể mà mất đi bản chất thống nhất của nó. Định nghĩa quản lý nên phản ánh khách quan đặc trưng cơ bản của hoạt động quản lý, thể hiện bản chất quản lý, hay có thể nói, trong định nghĩa về quản lý nhất định phải đề cập đến bản chất của quản lý là theo đuổi năng suất, hiệu quả. Dựa trên tác dụng, vai trò của những yếu tố trong quản lý kể trên và quan hệ lôgic giữa chúng, có thể khái quát ý nghĩa cơ bản của quản lý.
Thông thường mà nói, quản lý là hành vi mà những thành viên trong tổ chức thực hiện ở một môi trường nhất định nhằm nâng cao năng suất công việc, để đạt được mục đích của tổ chức. Thực ra, nếu một mực truy đến cùng câu hỏi "quản lý là gì?” thì bản thân câu hỏi hầu như không có giá trị. Cho dù chúng ta có thảo luận, nghiên cứu ra sao, về mặt lí luận mà nói, chúng ta vẫn không đạt được sự thống nhất, trên thực tế cũng không thể đưa ra một kết luận chung. Nhưng chính vì câu hỏi "quản lý là gì?" có sức ảnh hưởng sâu rộng đến mỗi một học giả nghiên cứu vấn đề quản lý, đến mỗi một người thực hiện công việc quản lý như vậy nên làm rõ vấn đề này mới thực sự có ý nghĩa, mặc dù để làm rõ vấn đề "quản lý là gì?" quả thực là công việc không mấy dễ dàng. Quản lý là sự kết hợp của ba phương diện Chúng ta hãy bàn về khái niệm "quản lý" trên phạm vi rộng lớn hơn, quy mô hơn như trên phạm vi quốc gia chẳng hạn. Trong một tờ báo có đăng tải số liệu thống kê năm 2001 cho biết: thu nhập bình quân đầu người nước Mỹ bằng 11 lần một số nước châu Á. Thu nhập bình quân đầu người của Mỹ không phải do một người Mỹ mà là giá trị bình quân của toàn bộ người dân Mỹ tạo nên. Sự cách biệt về thu nhập bình quân này không phải do sự cách biệt về chỉ số thông minh của người dân hai nước mà là do khả năng tương tác của họ không giống nhau. Cụ thể nói đến công việc thì đó là phương thức quản lý và chiến lược quản lý của 2 nước là không giống nhau.
Có thể đưa ra kết luận rằng: Quản lý không đơn giản chỉ là khái niệm, nó là sự kết hợp của 3 phương diện: Thứ nhất, thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân. Thứ hai, điều hoà quan hệ giữa người với người, giảm mâu thuẫn giữa hai bên. Thứ ba, tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau, thông qua hỗ trợ để làm được những việc mà một cá nhân không thể làm được, thông qua hợp tác tạo ra giá trị lớn hơn giá trị cá nhân - giá trị tập thể
Quản lý và lãnh đạo
Trong xã hội ngày nay, ở đâu chúng ta có thể nhìn thấy lãnh đạo: mỗi quốc gia đều có Đảng cầm quyền và Chính phủ lãnh đạo; các doanh nghiệp đều có chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch điều hành, tổng giám đốc, giám đốc bộ phận lãnh đạo; quân đội cũng không thể rời xa sự lãnh đạo của các quan chức quân đội các cấp. Ngay cả các tổ chức phi chính phủ cũng có người đứng đầu có quyền uy lãnh đạo các thành viên trong tổ chức. Trong cuộc sống thực tế, không ít người cho rằng lãnh đạo và quản lý là cũng một khái niệm, giữa chúng không có gì khác nhau, quá trình lãnh đạo gần như chính là quá trình quản lý. Song thực ra, giữa chúng có sự khác biệt và cũng có liên quan với nhau. Những nhà quản lý học có những quan điểm khác nhau về định nghĩa lãnh đạo, nhưng nội dung bản chất là giống nhau. Họ đều cho rằng lãnh đạo là người dẫn dắt cấp dưới thực hiện mục tiêu của tổ chức. Quản lý và lãnh đạo đều có mục đích là thực hiện mục tiêu của tổ chức, nhưng chúng có điểm khác biệt rõ rệt như sau: * Lãnh đạo và quản lý không thuộc cùng một phạm trù. Lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo. Ví dụ: công việc mà những người tham mưu trong tổ chức làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo. Quản lý ở đây chỉ hành vi quản lý, công tác lãnh đạo vừa bao gồm hành vi quản lý, vừa bao gồm hoạt động nghiệp vụ khác. Ví dụ: một người lãnh đạo doanh nghiệp cần gặp và tiếp nhân vật quan trọng, tham gia đàm phán, tham dự những hoạt động chung.
Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới. Đây là vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản lý. Còn về quản lý, ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất. Quản lý không chỉ xử lý quan hệ giữa người với người mà còn phải xử lý mối quan hệ tài chính và vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính. Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo.
* Quản lý và lãnh đạo khác biệt nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau Lãnh đạo và quản lý thuộc 2 tầng hoạt động khác nhau song chúng lại có quan hệ mật thiết khó tách rời. Hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạo khu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước… Còn quản lý tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Suy ngẫm

Một “trung tâm”: - lấy sức khỏe làm trung tâm. Hai “một chút”: - thoải mái một chút, - hồ đồ một chút. Ba “quên”: - quên tuổi tác; - quên bệnh tật; - quên hận thù. Bốn “có”: - có nhà ở; - có bạn đời; - có bạn tri âm; - có sổ tiết kiệm. Năm “phải”: - phải vận động; - phải hòa nhã, lịch sự; - phải biết cười; - phải biết kể chuyện; - phải tự coi mình là người bình thường”.

Làm cá nhân ưu tú

Vừa tốt nghiệp thì nghe nói ông hổ đang thiếu một chân coi kho, chú Vàng bèn đến xin việc. Ông hổ nói: - Mi làm được việc này chứ? Chú Vàng nói: - Làm được. Bởi tính tôi làm việc cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm rất cao. - Rất tốt, ta đang cần một kẻ như mi. Song, ta nói cho mi biết, mấy tên trước vì không làm tròn việc nên đã mất mạng. – Ông hổ tỏ vẻ tin tưởng chú Vàng, nhưng vẫn bán tín bán nghi: - Đúng là mi không dẫm vào vết xe đổ đấy chứ? Chú Vàng quả quyết: - Tôi không biết những vị trước tôi vì sao mất mạng, nhưng tôi biết rằng, tôi nhất định phải làm cá nhân ưu tú. Chọn nghề giữ kho, tôi tất phải làm một thủ kho ưu tú. - Ông hổ rất vừa ý với câu trả lời, giao việc ngay cho chú Vàng. Mấy đêm sau, một bầy chuột đang lẻn vào kho trộm thịt thì bị chú Vàng đi tuần bắt gặp. Bọn chuột hoảng sợ, tán loạn tìm đường chạy trốn. Chỉ một con chuột già khẽ giọng: - Sợ gì? Mấy con mèo trước đây chẳng bị chúng ta mua sạch sao? - Thế là chuột già lấy can đảm tới trước chú Vàng thương lượng: - Anh không phải ầm ĩ, bọn tôi sẽ dành một phần thịt cho anh. Tất cả sẽ đều vui vẻ. Gạt phắt đề nghị của chuột già, chú Vàng nghiêm giọng: - Ông định hại tôi sao? Để bọn ông trộm thịt, tôi không chỉ phản lại chức nghiệp, mà nếu ông chủ phát hiện mất thịt, tôi cũng lên phản thịt luôn. Tôi không phải bọn mèo trước đây, không những thân bại danh liệt mà còn mất mạng. Chuột già ngạc nhiên hỏi: - Sao anh làm vậy được? Chú Vàng lạnh lùng đáp: - Tôi không giương mắt chờ việc xấu đi. Ngược lại, để thực hiện chức trách một cách hiệu quả, tô sẽ làm hai việc: Thứ nhất, nhốt cả bọn các ông lại; thứ hai, xin ông hổ kinh phí để bịt kýn các lỗ chuột.

Dũng cảm đương đầu với sai lầm của lãnh đạo

Đêm thu lành lạnh, đang tản bộ trong sân thiền viện, chú tiểu Ngộ Không bỗng thấy một chiếc ghế đẩu ở góc tường. Chú nghĩ bụng: chắc chắn có người phạm qui, nửa đêm lẻn ra chơi ngoài thiền viện. Đêm càng khuya, quả nhiên có người trèo từ ngoài vào. Chú tiểu kinh ngạc nhận ra đó là sư thúc Huệ Minh. Quan sát mấy ngày, chú tiểu nghĩ bụng: "Không thể để việc này tiếp diễn, mình phải nghĩ cách chặn sư thúc lại". Đêm sau, sư thúc lại giở trò cũ. Chú tiểu bèn kéo ghế ra bên, còn mình thì khom lưng đợi. Chẳng lâu sau, sư Huệ Minh trèo tường vào, nhưng sư thấy dưới chân khang khác, thì ra mình không phải dẫm lên ghế, mà là lưng chú tiểu. - Ngộ Không, sao lại là cậu? – Dư thúc luống cuống. Chú tiểu láu lỉnh: - Sư thúc ôi, ngài dẫm lên lưng đau quá. – Cậu lắc đầu như không có chuyện gì rồi đi ngủ. Từ đó về sau, Huệ Minh không dám trèo tường chơi đêm. Điều làm ông ngạc nhiên là dường như không một ai biết bí mật đêm đó. Nhiều năm sau, sư Huệ Minh lên làm trụ trì, cuối cùng thành nhất đại tôn sư, song ông không bao giờ quên việc mình đã dẫm lên lưng một chú tiểu

Giữ nhân tài

Thời Xuân Thu, có một người nước Việt trải chiếu bày tiệc mời khách. Gần tới trưa mà chỉ có mấy người đến. Anh ta lẩm bẩm: "Người nên tới lại không tới". Nghe được mấy lời đó, có khách nghĩ bụng: "Người nên tới lại không tới, chẳng hoá ra ta không nên tới? "Họ bèn đứng dậy cáo từ. Anh chàng hối vì lỡ lời, vội rốt rít giải thích: "Không nên đi sao lại đi? " Mấy người khách khác lại nghĩ bụng: "Không nên đi lại đi, xem ra ta mới nên đi!". Rồi họ lũ lượt chào mà về, duy có mỗi người bạn thân còn ở lại. Bạn thân trách: "Anh xem đấy, chỉ vì không biết đàng ăn nói mà khách khứa về hết". Anh chàng thanh minh: "Tôi có nói họ đâu. " Nghe vậy, người bạn thân nổi cấu: "Không phải họ! Vậy là chỉ có tôi thôi!" Nói rồi thở dài bỏ đi.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

KHI NÀO NGÓN TAY CON SẼ MỌC LẠI ??

Một người đàn ông nọ đang chuẩn bị bước ra gara để ngắm chiếc xe hơi mới cáu cạnh của mình. Ông sửng sốt khi nhìn thấy đứa con trai 3 tuổi của mình đang cầm búa đập lên thành xe tạo thành những chỗ lõm một cách thích thú. Ông vội vàng chạy đến, đạp đứa bé văng ra rồi dùng chính cái búa ấy đập nát nhũng ngón tay của đứa bé để trừng phạt nó. Khi người cha nguôi cơn giận, ông vội vàng đưa con trai của mình tới bệnh viện. Và mặc dầu bác sỹ đã hết sức cố gắng để chữa trị những cái xương đã dập nát, cuối cùng họ buộc phải cắt đi những ngón tay nhỏ bé đáng thương đó khỏi bàn tay của cậu bé. Khi đứa bé tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, nhìn thấy những vết thương trên mình, nó ngây thơ nói: - Ba ơi, cho con xin lỗi vì chiếc xe. Đoạn nó hỏi - nhưng chừng nào thì những ngón tay của con sẽ mọc lại? Người cha trở về nhà và trọn đời sống trong ân hận...