Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

1. Quan trọng và khẩn cấp: Nếu không thanh toán cho khách hàng ngay trong tuần này sẽ bị cắt hợp đồng mua vật liệu cho công trình sắp thi công. Nếu không quyết định giá nhanh trong sáng nay sẽ bị đối thủ cướp mất hợp đồng...

2. Quan trọng nhưng không khẩn cấp: Giữ gìn sức khỏe, không hút thuốc nhiều hoặc thức quá khuya, giữ quan hệ tốt đẹp và bền chắc với khách hàng và nhà cung cấp, kiện toàn lại bộ máy doanh nghiệp...

3. Khẩn cấp nhưng không quan trọng: Một khách hàng tiềm năng vừa mới quen yêu cầu trả lời ngay lập tức một vấn đề cần thời gian chuẩn bị lâu dài hoặc bưu điện yêu cầu đóng cước điện thoại di động ngay nếu không mai sẽ cắt chiều gọi đi..

4. Không khẩn cấp và không quan trọng: Đi uống bia với bạn bè, mua một bộ veste mới, đổi điện thoại di động...

Đa phần các nhà quản lý, điều hành thường tập trung vào loại 1. Điều này xem ra là đương nhiên nhưng nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho giới doanh nhân mắc rất nhiều bệnh, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng (stress, huyết áp cao, trầm uất, tiểu đường...) và cả cuộc sống tình cảm gia đình do thiếu thời gian, thiếu chu đáo hoặc lơ đãng.

Đó là lý do vào khoảng năm 1996-1997, nhà tâm lý học S. Covey đã đưa ra một lời khuyên (đúng hơn là một nguyên lý) mà ngày nay đã được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế công nhận và truyền bá một cách rộng rãi qua cuốn Bảy thói quen của những người thành đạt. Nguyên lý này nghe qua khá đơn giản: nhà quản lý hãy tập trung vào công việc loại 2.

Chúng ta đang sống trong một thế giới luôn biến đổi với tốc độ cao chưa từng thấy mà một nhà kinh tế học từng nói rằng "vấn đề sống còn của một doanh nghiệp là đối phó với sự thay đổi". Vấn đề của các nhà quản lý là cần phải nhận thức được sự biến đổi trong chính doanh nghiệp của mình. Nói nôm na là phải biết "lo xa" bởi không khéo sẽ có "họa gần".

Nhưng lo là lo thế nào? Có lẽ là lo sao đừng để những việc loại 2, 3 hoặc 4 thường xuyên chuyển thành loại 1 khiến ta luôn phải quay cuồng, tất bật mà vẫn không giải quyết ổn thỏa. Các triệu phú, tỉ phú ở một số nước phát triển có một điểm chung là không gây cho ta cảm giác là họ luôn bận rộn; ngược lại họ có vẻ rất chậm rãi và bình thản nhưng họ luôn điều hành công việc với hiệu quả cao.

Các nhà nghiên cứu đã tổng kết được một điều là những người thành đạt như vậy, nói chung là đều tập trung vào những công việc loại 2 - quan trọng nhưng không khẩn cấp. Họ luôn biết quan tâm tới sức khỏe của mình, họ tránh uống nhiều rượu, họ luôn quan tâm tới quan hệ với từng nhân viên sao cho công bằng, thích đáng, họ biết cách làm thỏa mãn những khách hàng nhỏ nhất nhưng cũng biết từ chối những hợp đồng lớn nếu xét thấy không thể thực hiện tốt, họ không tự ý vi phạm hoặc tùy tiện sửa đổi những quy chế do chính họ đặt ra cho doanh nghiệp và bản thân dù họ hoàn toàn có quyền làm vậy.

Chính nhờ nguyên lý này mà họ ít phải đối đầu với các loại việc "khẩn và quan trọng". Họ biết cách tối thiểu hóa số lượng loại việc này.

CHUYỆN NGỤ NGÔN

Ngụ ngôn các bài học lãnh đạo
Thấy quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, thỏ con hỏi: - Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không? - Tất nhiên rồi! Sao lại không nhỉ? - quạ nói. Vậy là thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng cáo già xuất hiện vồ lấy thỏ và ăn thịt. Bài học rút ra: Để được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao.
Ngụ ngôn các bài học lãnh đạo
Hai bồ câu trống và mái tha hạt thóc về đầy tổ, cả hai rất ư hạnh phúc. Gặp mùa khô hanh, hạt thóc ngót lại. Con trống thấy tổ vơi đi liền trách con mái ăn vụng. Con mái cãi lại liền bị con trống mổ chết. Mấy hôm sau mưa xuống, hạt thóc thấm nước và nở lớn. Bồ câu trống ngẩn tò te. Bài học rút ra: “Thịt” nhân viên một cách hồ đồ không làm bạn trông thông minh hơn.
Ngụ ngôn các bài học lãnh đạo
Gà tây nói với bò tót: - Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng không đủ sức. - Vậy thì rỉa phân tôi đi - bò tót khuyên. Gà tây mổ phân bò tót ăn và thấy tăng lực, thật sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, gà tây bị một bác nông dân bắn rơi. Bài học rút ra: Sự ngu ngốc có thể đưa bạn lên đỉnh cao nhưng không thể giữ bạn ở đó mãi.
Ngụ ngôn các bài học lãnh đạo
Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Đức vua băng hà.
Bài học rút ra: Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.

Ngụ ngôn các bài học lãnh đạo
Chim non đang bay về phương nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Bò cái đi ngang bèn phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò lôi chim non ra rồi ăn thịt. Bài học rút ra: 1) Không phải bất cứ ai vấy bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù. 2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn. 3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.
Ngụ ngôn các bài học lãnh đạo
Quạ thấy chó ngậm khúc xương quá ngon, bèn đánh liều lao xuống mổ vào đầu chó. Bị bất ngờ, chó bỏ chạy để lại khúc xương. Quạ ngoặm lấy khúc xương nhưng nặng quá không tha nổi. Chó sau khi hoàn hồn, thấy kẻ tấn công chỉ là con quạ nên quay lại táp một cú, quạ chết tươi. Bài học rút ra: Đừng chiếm thị trường nếu bạn nhắm không giữ được nó.
Ngụ ngôn các bài học lãnh đạo
Ba con thú dữ là sói, gấu và cáo thay nhau ức hiếp đàn dê. Dê đầu đàn bèn nói với cả bầy: “Ta nên mời một trong ba gã sói, gấu hay cáo làm thủ lĩnh của chúng ta”. Cả đàn dê bất bình, nhưng ba “hung thần” nghe tin này rất mừng. Thế là chúng quay sang tranh giành nhau quyền lãnh đạo, cuối cùng cáo dùng bẫy hại chết được sói và gấu. Nhưng rồi một mình nó không còn ức hiếp đàn dê được nữa. Bài học rút ra: Hãy thận trọng khi nghe tin bạn sắp được làm sếp!

10 BÍ QUYẾT KINH DOANH CỦA ĐÀO CHỦ CÔNG

10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật tốc độ:
Hãng giầy khéo giữ hồ sơ. Hãng giầy Hựu Liên Sơn đời nhà Minh có ông chủ hãng tên là Hảo Tịnh, cái tên Hựu Liên Sơn có nghĩa là liên tục tăng tiến. Cửa hàng khi lấy số đo của khách hàng thì lưu giữ rất cẩn thận, thậm chí ghi nhớ cả những đặc điểm về đôi chân của khách hàng nếu như có điều gì đó khác thường. Một hôm có một học giả tên là Trương Hồng Sơn lai kinh ứng thí đã tìm đến cửa Hựu Liên Sơn đặt đóng một đôi giầy. cửa hàng như bao lần cũng ghi chép cẩn thận số đo của chủ nhân mà không hề biết rằng sau lần đó học giả Trương Hồng Sơn đã đỗ khoa bảng cao.
Cách đó không lâu, có một vị quan đường triều cũng đến đặt một đôi giầy làm quà tặng. Chỉ cần nói tên khách hàng là Đại học sĩ Trương Hồng Sơn, cửa hàng đã mau chóng có được số đo của vị học giả lần trước. Giầy được giao cho khách hàng chỉ sau 3 ngày. Nhờ giữ được hồ sơ của khách mà hãng Hựu Liên Sơn mau lẹ đóng giầy vừa chân cho khách.
=> Câu chuyện này cho thấy việc phải nghiên cứu, thu thập tin tức thị trường quan trọng đến mức nào, nhưng cần kịp thời sử dụng tin tức để quyết đoán cũng chính là điều quan trọng.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật bất ngờ:
Câu đối quý giá của thiên tử. Vị hoàng đế sáng lập ra nhà Minh cuối năm đó ra lệnh: Nhân dịp đầu năm lệnh cho mọi nhà phải treo câu đối. Sau đó hoàng đế thân hành đi thăm xem dân tình treo câu đối ra sao.
Có một cửa hàng kinh doanh thịt heo may mắn được thiên tử thân hành viết câu đối cho cửa hàng để thu hút khách: “Đôi tay mở cửa sinh tử. Một nhát chặt đứt thị phi”. Chủ cửa hàng ngay lập tức cho khắc câu đối đó của thánh hoàng ở hai bên cửa hàng. Người dân khắp nơi kháo nhau về cửa hàng thịt được nhà vua ban tặng câu đối, họ cho rằng thịt heo ở đây chất lượng tốt, đến thiên tử cũng phải thích nên kéo đến mua nườm nượp.
=> Khéo dùng danh người làm nổi hàng hóa của mình là một bí quyết tạo ra sự bất ngờ dễ mang lại thành công.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật mới lạ:
Cống Tử Giao làm đàn cổ. Mới lạ là điều rất đáng được nói đến trong kinh doanh, sản phẩm phải liên tục dồi dào, mẫu mã tân kỳ và khéo trình bày. Cống Tử Giao là nghệ nhân nổi tiếng chuyên làm đàn nguyệt, ông rất chú trọng trong việc chọn gỗ để làm đàn. Nhưng có một thời gian, người mua đàn chỉ thích những chiếc đàn nguyệt cổ, họ không biết chuộng đàn tốt khiến Cống Tử Giao phải suy nghĩ rất nhiều.
Ông bèn nhờ điêu khắc gia làm hoa văn xưa, nhờ nghệ gia sơn phết sơn có sắc cổ kính, sau đó ông chôn xuống đất một năm để cây đàn mang nét cũ và cổ. Khi đàn được đào lên, nhìn hoa văn và nước sơn đúng là “nguyệt cổ”, khách hàng trả giá rất cao. Đàn sau này được dâng cho vua khiến tiếng tăm của Cống Tử Giao được nhiều người biết đến.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật trọn gói:
Trúng mối. Bao bì đẹp sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng. có một người nước Chu làm nghề bán ngọc trai. Ông ta làm ra những chiếc hộp đựng ngọc trai bằng gỗ Đàn Hương, viền đá quý quanh hộp, trang trí bằng hồng ngọc và lông chim để đựng ngọc. Người đời sau này vẫn kháo nhau rằng ông khéo bán hộp hơn bán ngọc. Trọn gói phải hấp dẫn, quảng cáo phải bắt mắt, đấy là bí quyết của người buôn ngọc trai, ông thường mua lại những viên ngọc trai của người đi thuyền chài, sau đó chọn gỗ Đàn Hương thật đẹp để làm những chiếc hộp thật đặc biệt, ngoài chạm hình long phượng để đựng ngọc quý, bên trong thuê người lót nhung tím tía.
Khách hàng nô nức đồn nhau về chất lượng ngọc trai của ông mà họ không hề kháo nhau về chất lượng chiếc hộp, chau truốt từ trong ra ngoài khiến ông lời trọn gói. Có những khách hàng mua hàng chỉ vì chiếc hộp chứ không phải mê ngọc của ông, có những khách hàng chỉ nhìn thấy chiếc hộp là đã ưng ngọc rồi, ông chủ trúng mối một cách ngon lành.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật chất lượng:
Hàng thuốc tự hào về chất lượng. Thợ rèn rèn được kiếm báu nhờ khuôn đúc chính xác, thép ròng, độ nấu chảy vừa tầm. Không được mài nó chẳng cắt nổi sợ dây, nhưng một khi đã mài cẩn thận thì nó vô cùng sắc bén. Là một thương gia phải vươn lên không ngừng để cải tiến sản phẩm hàng hóa của mình. Hàng thuốc Tống Nguyên Đường ở Bắc Kinh rất tỉ mỉ trong việc chế thuốc, cửa hàng chỉ dùng những thứ cao cấp để chế thuốc.
Nào là vị thuốc quý ở miền sứ trung, nào là chỉ dùng thuần loại gà chân đen để làm thuốc ô kê bạch phụng hoàn, gà thì phải chọn loại đủ cân, đủ lạng, giết gà phải đúng cách để đảm bảo tiết gà trong cơ thể và làm tăng giá trị dinh dưỡng. Có hơn 40 cách để chế ra thuốc viên nhưng cách nào cũng tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất, bảo quản trong 3 năm nhằm hạ hỏa trong viên thuốc để thuốc có vị thơm ngon rồi mới đem ra bán. Đó là lý do không lạ gì mà tên tuổi tống nguyên Đường vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật sáng kiến:
Lương Vũ Chu khống chế giá gạo. Trong thời nhà Đường, giá gạo ở Tuân Chu tăng vọt vì hạn hán. Một vị quan tên là Lương Vũ Chu thừa nhiệm của Thái thú Tuân Chu lo đối phó với việc này, ông yêu cầu quan lại ở vùng này phải trình sổ gạo còn trong kho rồi gia lệnh tuần sau cho xả kho gạo bán dưới giá chợ. Tin đồn Tân Thái thú sắp bán gạo tồn trong kho vào tuần sau lan rộng, cửa hàng nào cũng sợ gạo của mình bị ế nếu gạo trong kho được tuôn ra chợ với giá rẻ. Kết quả là giá gạo ở các cửa hàng giảm giá đồng loạt để mong bán hết, Lương Vũ Chu không cần xả kho an toàn chút nào.
=> Lương Vũ Chu khéo khai thác dư luận để tạo ra thị trường tiêu dùng thuận tiện.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật linh động:
Làm giàu nhờ buôn hàng Đôi ngả. Pháp luật làm ra là để chăm lo cho dân cho nước, lễ nghi đưa ra để dễ làm việc. Nhà trị nước sáng suốt biết chèo lái cho nước giàu, dân mạnh, không nên bám giữ luật cũ và cũng không nên bảo thủ lễ xưa chừng nào nó còn giúp ích cho dân. Để tồn tại và thành công trong một ngành biến chuyển rất nhanh như thương mại, nhà thương gia phải bình tĩnh hành động, tùy thuận hoàn cảnh từng bước một. Dưới triều Đông Hán, vùng liêu đông dân chúng nhưng chỉ nuôi heo đen.
Một gia đình nuôi heo nọ lại có lứa heo đẻ toàn heo trắng, rất lạ, ai biết được cũng rất thích và hiếu kỳ đến xem đàn heo. Ông chủ nuôi heo nghĩ rằng ở vùng này toàn heo đen bèn mang lứa heo đó đến chợ Nam Kinh để bán, sau 3 tháng đi đường ông mới tới nơi nhưng ở đây giá heo trắng lại rất rẻ mạt vì ở Nam Kinh không thiếu gì giống heo này. Ông chủ nghĩ ngay trong đầu, như vậy có thể khai thác giống heo trắng ở quê nhà thì sẽ được khá lời. Ông mua ngay giống heo trắng ở Nam kinh mang về quê và bán được rất nhiều, đồng thời ở Nam Kinh không có heo đen thì ông mang giống heo đen đến đó bán. Mới có một năm mà ông giàu lên nhanh chóng. Linh động là lợi khí tuyệt vời không những giúp ta đương đầu quyết liệt giành thắng lợi mà đôi khi còn đền bù được những sự thua thiệt.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật uy tín:
Thật thà là cha Quỷ Quái. Nhà cai trị sáng suốt phải tạo dựng được uy tín, uy tín là thứ tối cần để làm thương mại. Nhà thuốc Hư Quỳnh Du Đường có lối thiết kế rất độc đáo, đại sảnh tiếp khách ở trong nhà, khách hàng phải đi qua hành lang vòng vèo dài 30m trước khi tới nơi làm việc, dọc 2 bên đại sảnh treo những tấm bảng đẹp trình bày 38 toa thuốc lừng dang, ở đâu cũng treo những tấm bảng to động viên khách hàng với giá cả đảm bảo, chất lượng thuốc hoàn hảo, không lừa bịp. khách hàng mua thuốc không ưng ý mang đến trả lại sẽ được bồi thường ngay thuốc mới, còn chỗ thuốc trả lại sẽ được hủy ngay tại chỗ bên một lò than. uy tín như thế thật là nhất hạng.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật lợi ích:
Dọn Đường vì lợi ích chung. Luật lệ nào thi hành thuận tiện là hợp lòng dân. Khi dân chống đối là có điều gì ngược lại ý dân. Cho nên những ai biết “cho ra để nhận vào” là đã hiểu được bài học trị nước quý báu. Nhà thương mại nghĩ đến lợi là thường tình nhưng không nên bị ám ảnh vì nó, đó chính là sự lợi ích. Muốn thành công, người ta phải hiểu biết giá trị tiền bạc. Trên một đoạn đường chở hàng của các lái buôn, đường dốc gồ ghề khó đi cộng thêm tuyết rơi khiến các xe chở hàng đi lại khó khăn, một xe chở hàng nặng bánh xe bị lún vào tuyết, trên xe chất đầy những chiếc lu to và nặng, người đi đường xúm vào đẩy giúp mà xe hàng chẳng nhúc nhích chút nào.
Trời sắp tối, đoàn xe chở hàng không biết tính sao vì đoạn đường ùn tắc, xe xếp hàng cứ dài dần trên đoạn đường dốc cheo leo. Có một lái buôn tên là Liêu Phổ cũng đi trên đoạn đường này rất nhanh trí, ông hỏi giá hàng hóa trên chiếc xe bị lún tuyết hết bao nhiêu, ông bèn mua hết số hàng trên xe rồi cắt dây buộc hàng, gỡ từng chiếc lu ra, nhờ mọi người ném xuống hẻm núi.
Xong việc, mọi người kéo chiếc xe một cách dễ dàng và giải phóng đoạn đường ùn tắc, ai cũng xôn xao muốn biết danh tính của người lái buôn hào hiệp đã bỏ tiền của mình ra để mở đường cho đoàn xe. Khi đoàn xe đã vào đến trong thành mà các lái buôn vẫn còn nói về Liêu Phổ, mọi người xúm nhau lại cảm ơn và đây cũng là cơ hội để Liêu Phổ bán thêm được hàng hóa của mình. Như vậy, hàng hóa được giao vào thành không bị muộn, vẫn đảm bảo được thời gian mà Liêu Phổ còn mở rộng thêm được mối làm ăn nhờ tấm lòng hào hiệp.
10 bí quyết kinh doanh của người Trung Quốc – Đào Chu Công
Quy luật thiện chí:
Làm giàu nhờ thư bảo lãnh. Càng cho ra nhiều ta càng được nhiều. Càng đóng góp thêm lên ta càng thu về nhiều hơn. Có một người tên là Hứa Thế Vân trước buôn vải, sau làm nghề môi giới ngành mỹ thuật. Do tay nghề non kém nên ông bị thua lỗ nhiều, phải sống vất vưởng ở xử Chu. Cuộc sống vất vả, ông bèn nghĩ ra một cách là tìm mua tranh cổ ở những tiệm cầm đồ với giá rẻ, sau đó thuê người bồi lại tranh sao cho sạch sẽ rồi tìm mọi cách dâng và bán tranh cho những vị quan trong vùng có danh tiếng.
Dán tranh đã có lãi, ông còn nhờ những vị quan mua tranh viết cho mấy dòng thư giới thiệu đến những người thích chơi tranh cổ có tiếng tăm và có tiền. Cứ như vậy, nhờ những lá thư giới thiệu từ những người có uy tín, công việc làm ăn của ông trở nên thuận lợi. Có nhiều vốn, hứa thế vân tự mở một phòng tranh và sống dư giả từ đấy.

TRIZ - NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO

Nguyên tắc sáng tạo
1) Nguyên tắc phân nhỏ
a) Chia đối tượng thành các phần độc lập. b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
VD : đồ gỗ lắp ghép, mô đun máy tính, thước gấp
2) Nguyên tắc “tách khỏi”
a) Tách phần gây “phiền phức” ( tính chất “phiền phức” ) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” ( tính chất “cần thiết” ) ra khỏi đối tượng.
a. Trích (bỏ hoặc tách) phần hoặc tính chất « nhiễu loạn »ra khỏi vật thể hoặc, b. Trích phần hoặc tính chất cần thiết VD : Để đuổi chim khỏi các sân bay, sử dụng băng ghi âm tiếng các con chim đang sợ hãi (âm thanh được tách ra khỏi các con chim)
3) Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
a) Chuyển đối tượng ( hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau. c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.
VD : - Để tránh bụi từ các mỏ than một cái màn mau bằng nước có dạng hình nón được dùng cho các bộ phận của máy khoan và máy ủi. Màn càng mau thì càng tránh bụi tốt nhưng lại làm cản trở việc quan sát. Giải pháp là dùng một lớp màn thưa xung quanh nón màn mau. - Bút chì và tẩy trên cùng một cái bút
4) Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng ( nói chung giãm bật đối xứng).
VD : - làm một mặt của lốp xe khỏe hơn mặt kia để chịu được tác động của lề đường - khi tháo cát ướt bằng một cái phễu đối xứng, cát tạo ra một cái vòm ở lỗ, gây ra dòng chảy bất thường. Một cái phễu bất đối xứng sẽ loại trừ hiệu ứng tạo vòm này

Nguyên tắc sáng tạo
5) Nguyên tắc kết hợp
a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. VD : yếu tố hoạt động của một máy xúc quay có những cái vòi hơi đặc biệt để làm tan và làm mềm đất đông cứng
6) Nguyên tắc vạn năng đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác.
VD : - ghế sofa có chức năng của một cái giường -ghế của xe tải nhỏ có thể điều chỉnh thành chỗ ngồi, chỗ ngủ hoặc để hàng hóa
7) Nguyên tắc “chứa trong”
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba … b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
VD : - Ăng ten có thể thu ngắn lại được -Ghế có thể chất chồng lên nhau để cất đi -Bút chì với những mẩu chì dự trữ để bên trong
8. Nguyên tắc phản trọng lượng
a) bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng. b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động…
VD : - thiết bị nâng thân tàu - cánh sau của xe ô tô đua có thể tăng áp suất từ ô tô lên mặt đất
9) Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc ( hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ).
VD : - gia cố cột hoặc nền móng - gia cố trục tạo thành từ vài ống trước tiên được vặn theo một số góc đặc biệt

Nguyên tắc sáng tạo
10) Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
VD : - lưỡi dao tiện ích tạo với đường rãnh cho phép phần cùn của lưỡi dao có thể được bẻ đi, để lại phần sắc - Xi măng cao su hình chai rất khó có thể xếp chặt và đồng nhất. Thay vào đó nóđược đổ thành hình băng.
11) Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
VD : hàng hóa được bố trí để ngăn cản việc ăn cắp đồ
12) Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
VD : dầu động cơ ô tô được công nhân thay trong các hố gầm để tránh sử dụng những dụng cụ nâng bốc đắt tiền
13) Nguyên tắc đảo ngược
a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại ( ví dụ, không làm nóng mà làm lạnh đối tượng) b) Làm phần chuyển động của đối tượng ( hay môi trường bên ngoài ) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.

Vận dụng nguyên tắc đảo ngược
1. Các cửa kính thường bám bụi ở bên ngoài. Việc lau chùi rất khó khăn nguy hiểm vì phải có hệ thống thang dây phức tạp.
Giải pháp : thiết kế cửa sổ có thể xoay được, khi cần lau chùi thì xoay mặt ngoài vào trong.

2. Làm thế nào để chạy mà không có sân bãi.
Giải pháp : biến mặt đường chuyển động, người chạy đứng yên. Đó là nguyên tắc của máy chạy bộ. người chạy đứng yên trên tấm thảm chuyển động ra sau.

3. Người mang vác đồ đạc thật mệt nhọc, nhất là tại các siêu thị, sân bay.
Giải pháp : người đứng yên, mặt đường chuyên động. Đó là nguyên tắc hoạt động dây truyền, băng tải.

4. Làm thế nào trong phòng thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của luồng không khí lên máy bay đang bay ?
Giải pháp : cho máy bay đứng yên, làm cho luồn không khí chuyển động.




Nguyên tắc sáng tạo
14) Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
VD : máy tính sử dụng con chuột có cấu trúc tròn thành chuyển động hai chiều trên màn hình
15) Nguyên tắc linh động
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc. b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
VD : - đèn chớp với cái cổ ngỗng linh động giữa thân và bóng đèn - mạch máu trong cơ thể người có hình ống. Để giảm cặn hoặc mạch máu không quá tải, chỉ một nửa mạch máu có dạng ống có thể mở ra.
16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
VD : - một ống xi lanh được sơn bằng cách bơm sơn, nhưng bơm quá nhiều sơn. Lượng sơn thừa được lấy ra bằng cách quay nhanh ống xi lanh - để có thể lấy hết bột kim loại ra khỏi cái thùng, người đóng đai có một cai phễu đặc biệt có thể bơm để cung cấp áp suất cố định bên trong thùng
17) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
a) Những khó khăn do chuyển động ( hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên mặt phẳng ( hai chiều). Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động ( hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều). b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. c) Đặt đối tượng nằm nghiêng. d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước. e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước.
VD : một nhà kính có một gương cầu lõm ở phía bắc của ngôi nhà để cải thiện ánh sáng ở phía đó thông qua phản xạ ánh sáng ban ngày

Nguyên tắc sáng tạo
18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm). b) Sử dụng tầng số cộng hưởng. c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
VD : - bỏ khuôn đúc ra khỏi vật thể mà không hại đến bề mặt vật thể, cưa tay thông thường được thay bằng dao rung động - rung khuôn đúc trong khi đổ vật liệu vào để giúp dòng chảy của vật liệu và các tính chất cấu trúc
19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung). b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ. c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
VD : - tác động mở ốc nên dùng xung lực hơn là một lực liên tục - đèn báo nháy sáng có tác dụng thu hút chú ý hơn đèn phát sáng liên tục
20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a) Thực hiện công việc một cách liên tục ( tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải ). b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian. c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
VD : một cái khoan có cạnh để cắt cho phép cắt theo chiều tới và lui
Nguyên tắc sáng tạo
21) Nguyên tắc “vượt nhanh”
a) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
VD : máy cắt ống kim loại mỏng có thể tránh cho ống không bị biến dạng trong quá trình cắt khi cắt với tốc độ nhanh
22) Nguyên tắc biến hại thành lợi
a) Sử dụng những tác nhân có hại ( thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi. b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
VD : - cát sỏi đông cứng khi vận chuyển qua thời tiết lạnh. Nếu quá lạnh (dùng ni tơ lỏng) làm cho nước đá trở nên giòn, cho phép rót được - khi nung nóng chảy kim loại bằng lò cao tần, chỉ có phần ngoài trở nên nóng. Hiệu ứng này được dùng để nung nóng bề mặt.
23) Nguyên tắc quan hệ phản hồi
a) Thiết lập quan hệ phản hồi b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
VD : - áp suất nước từ một cái giếng được duy trì bằng việc đo áp suất ra và bật bơm nếu áp suất quá thấp - Nước đá và nước được đo một cách tách biệt nhưng cần kết hợp để tính tổng khối lượng riêng. Vì nước đá rất khó có thể pha chế một cách chính xác, do đó nó được đo trước. Khối lượng đó được đổ vào một dụng cụ điều khiển nước, để có thể pha chế với liều lượng cần thiết.
24) Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
VD : để làm giảm năng lượng mất mát khi đặt một dòng điện vào một kim loại nóng chảy, người ta dùng các điện cực được làm nguội và các kim loại nóng chảy trung gian có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn
25) Nguyên tắc tự phục vụ
a) đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
VD : - để tránh cho đường ống phân bố các vật liệu mài mòn, bề mặt của ống được phủ một loại vật liệu trống ăn mòn - trong một cái súng hàn điện, thanh tròn được đưa lên bằng một dụng cụ đặc biệt. Để đơn giản hệ thống thanh được đưa lên bằng một cuộn dây có dòng điện cấp cho mũi hành chạy qua
Nguyên tắc sáng tạo
26) Nguyên tắc sao chép ( copy)
a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết. c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biẻu kiến ( vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường ), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
VD : chiều cao hoặc chiều dài của vật thể có thể được xác định bằng cách đo bóng của chúng
27) Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn ( thí dụ như về tuổi thọ).
VD : Giấy vệ sinh dùng một lần
28) Thay thế sơ đồ cơ học
a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng . c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định . d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
VD : để tăng liên kết của lớp sơn kim loại và vật liệu dẻo nóng, quá trình được thực hiện bên trong một trường điện từ, trường này tạo lực tác động lên kim loại
29) Sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng : nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.
VD : - để tăng cặn của hóa công nghiệp, một cái ống hình xoáy ốc với các vòiđược dùng. Khi những luồng không khí đi qua các vòi, cái ống đó sẽ tạo ra một bức tường kiểu khí, làm giảm vật cản - để vận chuyển những đồ dễ vỡ người ta dùng phong bì bọt khí hoặc vật liệu bọt
30) Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
VD : để tránh hơi nước bốc bay ra khỏi lá cây, người ta tưới một lớp nhựa tổng hợp. Sau một thời gian lớp nhựa đó cứng lại và cây phát triển tốt hơn vì màng nhựa cho phép ô xi lưu thông qua tôt hơn hơi nước
Nguyên tắc sáng tạo
31) Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ ( miếng đệm, tấm phủ..) b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
VD : để tránh bơm chất lỏng làm nguội vào máy một số bộ phận của máy được nhétđầy các vật liệu xốp thấm hết các chất lỏng đó. Hơi làm nguội khi máy làm việc làm cho máy nguội đồng nhất trong thời hạn ngắn
32) Nguyên tắc thay đổi màu sắc
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài. c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang. d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
VD : - một miếng gạc trong suốt có thể cho phép theo dõi vết thương mà không cần tháo ra - màn chắn nước để bảo vệ công nhân máy cán thép khỏi bị bỏng nhưng màn đó cung không cản trở việc quan sát thép nóng chảy. Người ta làm cho nước có màu để tạo một hiệu ứng lọc (để giảm bớp cường độ ánh sáng) trong khi vẫn giữ tính trong suốt của nước
33) Nguyên tắc đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu ( hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.
VD : bề mặt của máng chuyển vật thể cứng được làm cùng loại vật liệu với vật thể chạy trên đó cho phép phục hồi liên tục bề mặt của máng
34) Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự phân hủy ( hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng. b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc.
VD : - ca tút của viên đạn được lấy ra ngay sau khi súng bắn - Phần thân của tên lửa tách ra sau khi làm hết chức năng của nó
Nguyên tắc sáng tạo
35) Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
a) Thay đổi trạng thái đối tượng. b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. c) Thay đổi độ dẻo d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
VD : trong một hệ có những vật liệu dễ vỡ, bề mặt của cái vẵn xoáy trôn ốc được tạo thành từ vật liệu dẻo với hai lò xo xoáy ốc. Để điều khiển quá trình, bước của đinh ốc có thể thay đổi từ xa
36) Sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng…
VD : ứng dụng trong tủ lạnh để hạ nhiệt độ xuống thấp
37) Sử dụng sự nở nhiệt
a) Sử dụng sự nở ( hay co) nhiệt của các vật liệu. b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.
VD : để điều khiển đóng mở cửa sổ trong nhà kính, một tấm gồm hai kim loại được nối với cửa sổ. Khi nhiệt độ thay đổi thì sẽ làm cho tấm cong lên hoặc cong xuống làm cho cửa sổ đóng mở
38) Sử dụng các chất oxy hoá mạnh
a) Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy. b) Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy. c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy. d) Thay oxy giàu ozon ( hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.
VD : để thu nhiều nhiệt hơn từ ngọn lửa, ô xi được cung cấp thay cho không khí thường
Nguyên tắc sáng tạo
39) Thay đổi độ trơ
a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà. b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà. c) Thực hiện quá trình trong chân không.
VD : để tránh bông khỏi bắt lửa trong kho hàng, người ta dùng khí trơ khi vận chuyển tới khu tập kết
40) Sử dụng các vật liệu hợp thành ( composite )
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành ( composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.
VD : cánh của máy bay làm bằng vật liệu composite cho khỏe và nhẹ hơn