Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

DROPBOX

http://db.tt/M5DCpQ8D

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

KHOA HỌC QUẢN LÝ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KHOA HỌC QUẢN LÝ
-------------------------

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC
Chương này làm rõ các nội dung cơ bản:
1. Khái niệm và đặc trưng cơ bản của tổ chức
- Các hoạt động cơ bản của tổ chức
- Các loại hình tổ chức
- Các quan điểm về tổ chức
2. Quản lý tổ chức
- Quản lý và các dạng quản lý
- Khái niệm quản lý tổ chức
- Những phương diện cơ bản của quản lý tổ chức: Phương diện tổ chức - kỹ thuật và kinh tế - xã hội
- Phân biệt quản lý, lãnh đạo, điều khiển và quản trị
- Vai trò của quản lý tổ chức
- Quản lý là một khoa học, một nghệ thuật, một nghề

4. Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Vì sao phải hình thành các tổ chức? Nêu các loại hình tổ chức.
- Vì sao phải nghiên cứu quản lý tổ chức trên những phương diện khác nhau? Cho ví dụ minh họa.
- Nêu các hoạt động cơ bản của tổ chức? Các hoạt động đó dẫn đến nhu cầu về quản lý như thế nào?
- Phân tích vai trò của quản lý đối với sự phát triển của tổ chức
- Trình bày và đánh giá những tiếp cận và quan niệm khác nhau về quản lý
- Các yếu tố cấu thành QL và các dạng QL
- Phân biệt khái niệm quản lý, quản trị, lãnh đạo và điều khiển?
- Mục đích cơ bản của mọi nhà quản lý, tại mọi cấp và trong mọi loại hình tổ chức giống nhau ở những điểm cơ bản nào ?
- Phân tích làm rõ quản lý là một khoa học, một nghệ thuật và một nghề ?

Tài liệu tham khảo:
- Đỗ Hoàng Toàn, Giáo trình Khoa học Quản lý (Tập II), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2002, Hà Nội
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG
- H. Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội, 1994, trang 20 - 59.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà nội, 2002, trang 13 - 23.


CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ
Chương này gồm những nội dung sau:
1. Khái luận về nguyên tắc quản lý
+ Các tiếp cận khác nhau về nguyên tắc quản lý
+ Định nghĩa “Nguyên tắc quản lý”
+ Đặc trưng chung của nguyên tắc quản lý:
o Tính khách quan
o Tính phổ biến
o Tính ổn định
o Tính bắt buộc
o Tính bao quát
o Tính định hướng
o Nguyên tắc quản lý là cơ sở nền tảng cho sự vận hành của một tổ chức
+ Vai trò của nguyên tắc quản lý:
o Định hướng phát triển tổ chức
o Duy trì sự ổn định của tổ chức
o Đảm bảo thực thi đúng quyền hạn của chủ thể quản lý
o Duy trì kỷ luật, kỷ cương đối với đối tượng quản lý
o Góp phần xây dựng văn hoá tổ chức và văn hoá quản lý
2. Cơ sở hình thành các nguyên tắc quản lý
+ Mục tiêu của hệ thống.
+ Trạng thái (thực trạng) của hệ thống.
+ Các ràng buộc của môi trường
+ Tác động của các quy luật khách quan
3. Các nguyên tắc quản lý cơ bản:
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Nguyên tắc kết hợp hài hòa các loại lợi ích.
+ Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.
+ Nguyên tắc “nhìn toàn diện và xử lý có trọng điểm”.
+ Nguyên tắc vận dụng tổng hợp các phương pháp tác động lên con người trong quản lý.
+ Nguyên tắc quản lý theo mục tiêu.
+ Nguyên tắc quản lý theo kiểu trao quyền
4. Vận dụng các nguyên tắc trong quản lý.
+ Coi trọng việc hoàn thiện các nguyên tắc quản lý
+ Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc quản lý.
+ Lựa chọn hình thức và phương pháp lựa chọn nguyên tắc.

Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Khái niệm nguyên tắc quản lý, đặc trưng chung và vai trò của nguyên tắc quản lý
- Phân tích đặc trưng của các nguyên tắc quản lý cơ bản: tập trung dân chủ; kết hợp hài hoà các lợi ích; sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý; nguyên tắc hiệu quả; nguyên tắc nắm bao quát, chú ý toàn diện, tập trung xử lý khâu xung yếu
- Đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc quản lý ở những tổ chức cụ thể
Tài liệu tham khảo
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG
- Lê Hồng Lôi: Đạo của quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, trang 64- 77.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà Nội, 2002, trang 13 - 23.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
Chương này gồm các nội dung sau:
1. Tổng quan chung về phương pháp quản lý
- Khái niệm phương pháp quản lý
- Đặc trưng của phương pháp quản lý:
o Tính linh hoạt và sáng tạo
o Tính đa dạng, phong phú.
o Phương pháp quản lý có quan hệ hữu cơ với nguyên tắc quản lý.
o Phương pháp quản lý là cơ sở cho việc hình thành phong cách và nghệ thuật quản lý.
- Phân loại phương pháp quản lý
- Căn cứ yêu cầu của các phương pháp quản lý
o Các phương pháp quản lý phải bám sát mục tiêu và mục đích quản lý
o Các phương pháp quản lý phải xuất phát từ thực trạng của hệ thống
o Các phương pháp quản lý phải tuân thủ các ràng buộc của môi trường
o Các phương pháp quản lý được sử dụng còn tuỳ thuộc vào thói quen, năng lực và giới hạn thời gian ccho phép của người quản lý
2. Các phương pháp quản lý cơ bản tác động lên con người trong nội bộ hệ thống
- Phương pháp hành chính
- Phương pháp kinh tế
- Phương pháp tâm lý- giáo dục
3. Vận dụng các phương pháp quản lý trong hoạt động thực tiễn.

Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Làm rõ khái niệm phương pháp quản lý và đặc trưng chung của phương pháp quản lý
- Phân tích mối liên hệ giữa các phương pháp trong quản lý. Liên hệ vận dụng phương pháp kinh tế ?
- Phân tích đặc trưng của những phương pháp quản lý cơ bản : phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính; tâm lý - giáo dục
- Khi sử dụng phương pháp hành chính, nhà quản lý cần nắm chắc những yêu cầu gì? Vì sao?
- ưu điểm chủ yếu của phương pháp kinh tế là gì? Sử dụng phương pháp này theo các yêu cầu nào?
- Ý nghĩa của phương pháp giáo dục trong quản lý là gì? Phạm vi vận dụng của phương pháp này là gì?
- Nhận diện và đánh giá việc thực thi các phương pháp quản lý cơ bản ở những tổ chức cụ thể

Tài liệu tham khảo
- Lê Hồng Lôi: Đạo của quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004, trang 91- 117.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà nội, 2002, trang 13 - 23.
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG

CHƯƠNG 4: CHỨC NĂNG QUẢN LÝ
Chương này gồm các nội dung như sau:
- Khái niệm chức năng quản lý
- Ý nghĩa của chức năng quản lý
- Phân loại chức năng quản lý theo giai đoạn tác động:
+ Chức năng hoạch định:
o Khái niệm hoạch định
o Tác dụng của hoạch định
o Nội dung của hoạch định
 Định hướng hoạt động của hệ thống;
 Dự đoán các biến động của môi trường;
 ổn định hệ thống;
 Đổi mới hệ thống;
+ Chức năng tổ chức:
o Định nghĩa chức năng tổ chức
o Vai trò của chức năng tổ chức
+ Chức năng điều khiển:
o Khái niệm
o Nội dung điều khiển
+ Chức năng kiểm tra:
o Định nghĩa kiểm tra trong quản lý
o Đặc điểm và vai trò của kiểm tra trong quản lý
o Phân loại kiểm tra
o Quy trình kiểm tra
o Phương pháp kiểm tra
o Những yêu cầu đối với công tác kiểm tra
+ Điều chỉnh quản lý:
o Khái niệm
o Mục đích của điều chỉnh

Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Chức năng quản lý là gì? Ý nghĩa của chức năng quản lý?
- Khái niệm hoạch định và vai trò của chức năng hoạch định? Phân tích nội dung chức năng hoạch định
- Hãy phân tích nội dung chức năng tổ chức và cho ví dụ?
- Làm rõ khái niệm và nội dung của chức năng điều khiển
- Làm rõ khái niệm kiểm tra. Phân tích đặc điểm và vai trò của kiểm tra trong quản lý. Yêu cầu đối với công tác kiểm tra trong quản lý
Tài liệu tham khảo chương
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà nội, 2002, trang 13 - 23.


CHƯƠNG 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ

Chương này gồm những nội dung cơ bản sau:
+ Khái niệm cơ cấu tổ chức quản lý
+ Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý:
o Tổ chức cần có tính tối ưu
o Tổ chức cần có tính linh hoạt
o Tổ chức cần có tính tin cậy
o Tổ chức cần có tính kinh tế
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
+ Nguyên tắc cơ bản khi xác định cơ cấu tổ chức:
o Nguyên tắc cơ cấu tổ chức quản lý phải gắn chặt với phương hướng và mục đích của hệ thống
o Nguyên tắc chuyên môn hoá
o Nguyên tắc thích nghi
o Nguyên tắc hiệu quả
+ Phương pháp phân chia bộ phận cấu tổ chức
o Phân chia bộ phận theo chức năng
o Phân chia bộ phận theo khu vực địa lý
o Phân chia bộ phận theo kết quả hoạt động của hệ thống
o Phân chia bộ phận theo “ma trận”
o Mối quan hệ giữa hoạt động điều phối và phân chia bộ phận
+ Một số kiểu cơ cấu tổ chức quản lý:
o Cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến
o Cơ cấu tổ chức quản lý theo chức năng
o Cơ cấu quản lý trực tuyến - chức năng
+ Các phương pháp xây dựng cơ cấu tổ chức:
o Phương pháp mô phỏng
o Phương pháp phân tích theo yếu tố

3. Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Trình bày khái niệm và phân tích yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức
- Phân tích một số nguyên tắc cơ bản khi xác định cơ cấu tổ chức
- Khái niệm tổ chức và cơ cấu tổ chức? Trình bày nội dung cơ bản của cơ cấu tổ chức trực tuyến và điều kiện để vận dụng cơ cấu này? Vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Trình bày nội dung cơ bản của cơ cấu tổ chức trực tuyến-chức năng và điều kiện để vận dụng cơ cấu này này? Vẽ sơ đồ minh hoạ.
- Cơ cấu tổ chức quản lý là gì? Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo những yêu cầu gì? Nêu ưu điểm và hạn chế của một số kiểu cơ cấu quản lý.

Tài liệu tham khảo
- H. Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội, 1994, trang 282 – 293.
- James H. Donnelley và các tác giả: Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004, trang 236 - 254, 274 - 294.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà nội, 2002, trang 13 - 23.
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG


CHƯƠNG 6: LAO ĐỘNG QUẢN LÝ VÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Chương này gồm những nội dung cơ bản sau:
1. Lao động quản lý
- Khái niệm lao động quản lý
- Đặc điểm của lao động quản lý
- Phân loại lao động quản lý
2. Người lãnh đạo
- Khái niệm, vị trí, vai trò người lãnh đạo
- Đặc điểm lao động của người lãnh đạo
- Các yêu cầu đối với người lãnh đạo
- Phong cách lãnh đạo
- Tổ chức khoa học lao động của người lãnh đạo
- Uỷ quyền trong quản lý
- Uy tín của người lãnh đạo

4. Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Khái niệm, đặc điểm và phân loại lao động quản lý
- Khái niệm, vị trí, vai trò người lãnh đạo
- Phân tích các yêu cầu đối với người lãnh đạo

Tài liệu tham khảo:
- H. Koontz và các tác giả khác: Những vấn đề cốt yếu của quản lý - NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội - 1994.
- Nhà lãnh đạo tương lai - NXB Thống kê Hà Nội - 1997.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà nội, 2002, trang 13 - 23.
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG


CHƯƠNG 7: THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ

Chương này bao gồm các nội dung cơ bản:
1. Thông tin quản lý
+ Những vấn đề chung về thông tin quản lý
+ Khái niệm thông tin và thông tin quản lý
+ Đặc trưng của thông tin trong quản lý:
o Thông tin không phải là vật chất, nhưng nó tồn tại nhờ “vỏ vật chất”, tức là vật mang thông tin
o Thông tin trong quản lý có số lượng lớn vì tính chất đa dạng và phong phú của hoạt động quản lý, bởi vậy, mỗi chủ thể quản lý, mỗi tổ chức đều có thể trở thành một trung tâm thu phát thông tin.
o Thông tin trong quản lý phản ánh trật tự và cấp bậc của quản lý
+ Vai trò của thông tin quản lý:
o Thông tin là tiền đề của quản lý
o Thông tin là cơ sở của quản lý
o Thông tin là công cụ của quản lý
+ Yêu cầu của thông tin quản lý:
o Tính chính xác
o Tính kịp thời
o Tính đầy đủ, hệ thống, hiện đại
o Tính kinh tế
o Tính lôgic và ổn định
o Tính bảo mật
+ Những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý
- Những trở ngại trong việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cho việc xây dựng quyết định quản lý
o Tình trạng quá tải hoặc thiếu thông tin hữu ích
o Hạn chế về năng lực và kĩ năng xử lý thông tin
- Những trở ngại trong việc truyền đạt thông tin
o Đối với chủ thể truyền đạt
o Đối chủ thể tiếp nhận
o Kênh truyền đạt (phương tiện, hình thức.v.v)
o Nhiễu
- Những trở ngại trong việc xử lý thông tin phản hồi
o Cơ cấu tổ chức
o Phong cách quản lý
o Văn hoá tổ chức

2. Hệ thống đảm bảo thông tin trong quản lý
+ Khái niệm
+ Cơ sở xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin
+ Nguyên tắc xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin
+ Yêu cầu của hệ thống đảm bảo thông tin quản lý

Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Khái niệm, vai trò, phân loại thông tin trong quản lý?
- Đặc trưng của thông tin trong quản lý
- Yêu cầu của thông tin quản lý
- Những trở ngại của quá trình thông tin trong quản lý
- Khái niệm, yêu cầu của hệ thống đảm bảo thông tin quản lý?
-
Tài liệu tham khảo
- H. Koontz và các tác giả: Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB KHKT, Hà Nội, 1994, trang 519 - 535.
- James H. Donnelley và các tác giả: Quản trị học căn bản, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2004, trang 663 - 670.
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà nội, 2002, trang 13 - 23.
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG

CHƯƠNG 8: QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ
Chương này bao gồm các nội dung cơ bản:
1 Những vấn đề chung về quyết định quản lý
- Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quyết định quản lý
- Các loại quyết định quản lý
- Các yêu cầu đối với quyết định quản lý
2 Quá trình đề ra quyết định quản lý
- Nguyên tắc ra quyết định quản lý
- Các bước ra quyết định quản lý
- Phương pháp ra quyết định quản lý
3 Quá trình tổ chức thực hiện quyết định quản lý.
- Lập kế hoạch thực hiện quyết định
- Tuyên truyền và giải thích quyết định
- Thực hiện quyết định
- Kiểm tra việc thực hiện quyết định
- Điều chỉnh quyết định
- Tổng kết thực hiện quyết định

Chủ đề ôn tập và thảo luận:
- Quyết định quản lý là gì? Yêu cầu đối với các quyết định? Tại sao nói quyết định quản lý là sản phẩm lao động của người quản lý và là sản phẩm đặc biệt
- Quyết định quản lý là gì? Phân loại quyết định quản lý và mục đích của việc phân loại đó?
- Trình bày quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quyết định quản lý. Phân tích một quyết định tại cơ quan đơn vị/địa phương ?
- Trình bày nội dung các bước ra quyết định quản lý? Liên hệ thực tế.
- Trình bày nội dung tổ chức quả trình ra quyết định quản lý? Liên hệ thực tiễn

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quản lý, NXB CTQG, Hà nội, 2002, trang 13 - 23.
- Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực I, Tập bài giảng Khoa học Quản lý, Nxb CTQG