Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012




**** Triết lý sống ****

*** Ba điều ***
Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
- Thời gian
- Lời nói
- Cơ hội
Ba điều trong đời không được đánh mất:
- Sự thanh thản
- Hy vọng
- Lòng trung thực
Ba thứ có giá trị nhất trong đời:
- Tình yêu
- Lòng tự tin
- Bạn bè
Ba thứ trong đời không bao giờ bền vững được:
- Giấc mơ
- Thành công
- Tài sản
Ba điều làm nên giá trị một con người:
- Siêng năng
- Chân thành
- Thành đạt
Ba điều trong đời làm hỏng một con người:
- Rượu
- Lòng tự cao.
- Sự giận dữ.
Một chàng trai đưa cô bạn gái thân vào quán uống nước. Sau khi người phục vụ đặt hai cốc nước trắng lên bàn và đợi thì cô gái chợt đặt ra một câu hỏi:

- Đố bạn Tình yêu là gì?

Chàng trai mỉm cười quay sang cô phục vụ và nói:

- Chị cho em một ấm trà, một cốc cà phê đen, một cốc cà phê sữa, một ly rượu vang và một ly champagne.
Sau khi mọi thứ đã được mang ra, chàng trai lấy ấm trà và uống chén đầu tiên. Anh ta nói:

- Tình yêu như ấm trà này. Khi ta uống nước đầu sẽ rất đậm đà, nước thứ hai sẽ dìu dịu thanh thanh. Còn nước thứ ba thì sao?

Tình yêu không như ấm trà bởi sau nước thứ ba ấm trà sẽ không còn hương vị ban đầu.

Anh ta lại nhấp một ngụm cà phê đen và nói:

- Tình yêu mang hương vị của cốc cà phê này. Lúc đầu có thể phải trải qua vị đắng nhưng dần dần vị ngọt và thơm sẽ ngấm dần vào mỗi người.

- Nhưng tình yêu không như cốc cà phê sữa. Uống cà phê sữa ta sẽ cảm thấy ngay vị ngọt, vị ngọt của nó đến rất nhanh và đi rất nhanh. Còn tình yêu không như vậy.

Dứt lời anh ta đổ cốc cà phê ấy đi và nói:

- Tình yêu như ly rượu này, nó thật nồng nàn, ấm áp và êm đềm.

Anh ta lại uống ly champagne.

- Không! Tình yêu không thể là thứ nước khai vị chua loét này được.

Chàng trai lo lắng vì không tìm được câu trả lời. Bất chợt anh ta nhìn thấy cốc nước trắng trên bàn. Anh ta reo lên.

- Đúng rồi, hãy nhìn cốc nước kia, nó thật tinh khiết và giản dị. Rượu, cà phê và trà cũng phải bắt nguồn từ nước. Tình yêu cũng như vậy, cái nồng nàn, ngọt ngào, êm đềm và cay đắng cũng phải xuất phát từ lòng chân thành và những điều giản dị nhất. Bạn ạ!

Tình yêu là cốc nước trắng.

Cô gái ngồi im, đôi mắt mở to.

Và rồi cô từ từ nhấc ly nước lên và từ từ đặt vào tay chàng trai.

Chàng trai đã hiểu rằng, anh ta đã có một câu trả lời đúng...

(ST)Nguồn: www.namdinhonline.net
Hậu quả của một cơn giận…
Trong khi một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe của ông ta, thì đứa con trai lớn 4 tuổi của ông ta nhặt lên một viên sỏi và vẽ nhiều đường lằn lên phía bên kia cạnh chiếc xe của ông ta. Trong lúc giận dữ, người đàn ông đó đã nắm lấy bàn tay của đứa con và đánh mạnh nhiều mà không nhận rằng ông ta đang dùng một cái cờ lê vặn vít để đánh
Kết quả là trong bệnh viện, đứa con trai của ông ta đã mất đi hết các ngón tay của mình do quá nhiều chỗ gãy. Khi đứa con trai nhìn thấy đôi mắt bố mình biểu lộ sự đau đớn, đứa bé bèn hỏi: "Bố ơi ! Khi nào các ngón tay của con mới có thể mọc trở lại ?" Người bố cảm thấy rất đau đớn và không nói được lời nào; ông ta trở lại chiếc xe của mình và đá nó thật nhiều.
Trong khi đang bị lương tâm dằn vặt và đang ngồi đối diện phía hông của chiếc xe đó, ông ta chợt nhìn thấy những vết xước do chính đứa con trai của ông ta đã vẽ rằng: "Bố ơi ! Con yêu Bố nhiều lắm !"
Và một ngày sau đó, người đàn ông đó đã quyết định tự sát…
Cơn giận và Tình yêu không bao giờ có giới hạn, nên xin hãy chọn Tình Yêu để được một cuộc sống tươi đẹp và đáng yêu, và xin hãy nhớ điều này:Đồ vật thì để sử dụng, còn con người thì để yêu thương.
Vấn đề của thế giới ngày nay thì ngược lại: con người thì để sử dụng, còn đồ vật thì để yêu thương.
Hãy luôn cố nhớ những ý nghĩa này :
- Hãy cẩn thận với những ý nghĩ của bạn, vì bạn sẽ nói chúng.
- Hãy cẩn thận với những lời nói của bạn, vì bạn sẽ thực hiện chúng.
- Hãy cẩn thận với những hành động của bạn, vì chúng sẽ là thói quen của bạn.
- Hãy cẩn thận với những thói quen của bạn, vì chúng sẽ là cá tính của bạn.
- Hãy cẩn thận với những cá tính của bạn, vì chúng sẽ quyết định số mệnh của bạn.
* * *

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Bài diễn văn hay nhất mọi thời đại






Diễn văn của luật sư George Graham Vert tại một phiên tòa xử vụ người hàng xóm làm chết con chó của thân chủ, được phóng viên William Saller của The New York Times bình chọn là hay nhất trong tất cả các bài diễn văn trên thế giới, trong khoảng 100 năm qua.

Thưa quý ngài hội thẩm!

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hóa ra kẻ thù quay lại chống ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng bằng bao nhiêu sức lực và khổ cực với tình thương yêu hết mực, rồi ra, cso thể là một lũ vô ơn. Những người mà ta thương yêu, giúp đỡ, cưu mang, nuôi nấng, nên người, một ngày nào đó cũng có thể trở thành bất nhân, bất nghĩa. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người mà ta hy sinh cả cuộc đời cũng có thể trở nên những kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi vào đúng lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan cùng với thừoi gian. Những kẻ phục vụ tôn vinh ta khi ta thành đạt sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào tao khi ta sa cơ lỡ vận.

Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta.

Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta, trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trày xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù ta tán gia bại sản, thân tàn danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành, với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận ta đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư, thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại được kẻ hại ta.

Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ thì khi ấy, bên nấm mồ ta, con chó cao thượng của ta, nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra, canh giấc, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

CHUYỆN VỀ KHỔNG TỬ, LÃO TỬ


Theo sách Luận ngữ, Khổng Tử đã dạy học trò: "Việc chi mình biết, nhận là biết; việc chi mình không biết, nhận là không biết; ấy là biết vậy".




Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2500 năm, ngoại trừ Phật gia không có học phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Hoa bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.

Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm. Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 Trước công nguyên, ngày 15 tháng 2 Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm sau, ngày 8 tháng 4 năm 566 Trước công nguyên Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, vào ngày 27 tháng 8 năm 551 Trước công nguyên, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông.

3 vị Thánh giả giáng sinh vào cùng một thời đại, ấy là sự trùng hợp của lịch sử hay là Ý Trời đã an bài như vậy?

Lão Tử

“Lão Tử” tên thật là Lý Nhĩ, tên tự là Bá Dương. “Lão” là ý gọi người tuổi cao Đức lớn. “Tử” là cách gọi bày tỏ lòng tôn kính đối với người khác. Tương truyền Lão Tử bẩm sinh có khí chất phi phàm, am hiểu chuyện xưa, giỏi việc lễ chế, từng đảm nhiệm chức quan “Thủ tàng thất sử” (tương đương với giám đốc thư viện quốc gia hoặc là giám đốc viện bảo tàng quốc gia) và chức Trụ hạ sử (tương đương với chức quan Ngự sử thời Tần, Hán). Lão Tử ở lại Lạc Dương nước Chu thật lâu, thấy rõ sự suy sụp của nhà Chu. Năm 500 trước công nguyên, trong hoàng tộc nhà Chu phát sinh cuộc nội chiến tranh giành ngôi vị, Lão Tử bị liên lụy và bị bãi quan. Lão Tử cảm thấy nhân thế hiểm ác, bèn rời đi. Ông lưu lạc khắp 4 phương trời nhưng không để ai biết danh tính của mình.

Ngày 1 tháng 9 năm 478 trước công nguyên, Lão Tử 93 tuổi đi về nước Tần. Lúc đi qua cửa Hàm Cốc, quan Lệnh tên là Doãn Hỷ ở đó xem bói đã biết trước là sẽ có một Thần nhân đi qua đây, bèn sai người quét dọn sạch sẽ 40 dặm đường để nghênh đón. Quả nhiên Lão Tử tới. Doãn Hỷ nói: “Tiên sinh Ngài muốn ẩn cư, sau này không còn được nghe Ngài dạy bảo nữa, kính xin tiên sinh viết sách để truyền lại cho hậu thế!”. Lão Tử tại Trung Nguyên chưa từng truyền thụ lại điều gì. Ông biết Doãn Hỷ trong mệnh đã định là sẽ đắc Đạo, bèn tạm dừng lại nơi này một thời gian ngắn, viết lại cuốn sách nổi tiếng ngàn đời: “Đạo Đức kinh”. Sau đó, Lão Tử ra khỏi cửa Hàm Cốc đi về phía Tây, vượt qua vùng Lưu Sa… Lưu Sa là chỉ vùng sa mạc lớn ở Tân Cương. Không ai biết cuối cùng ông đã đi về nơi đâu.

Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào thành Lạc Dương – kinh đô của nước Chu. Ông đi lần này mục đích là để tham quan “Các nguyên tắc trị nước mà các vị Tiên vương đã dùng”, khảo sát “Nguồn gốc của Lễ Nhạc”, học tập “Các quy phạm đạo đức”, bởi vậy việc ông tới viếng thăm Lão Tử, vị quan tinh thông chế độ Lễ nghi và quản lý thư viện hoàng gia, ấy là an bài tối quan trọng [của Thiên thượng]. Khổng Tử sau khi hoàn thành việc khảo sát lần đó, đã nói một câu lưu truyền đời sau rằng: “Trong số rất nhiều học thuyết trên đời, ta chọn theo [học thuyết của] nhà Chu”. Chế độ Lễ nghi thời đại nhà Chu là phỏng theo Lễ chế thời đại nhà Hạ và nhà Thương làm cơ sở mà đặt định ra, và Khổng Tử chủ trương sử dụng Lễ chế của thời đại nhà Chu. Có thể thấy chuyến đi lần ấy của ông thu được ích lợi không hề nhỏ.

Khổng Tử bái kiến Lão Tử. Lão Tử hỏi Khổng Tử đọc sách gì, ông trả lời là đọc “Chu Dịch”, và Thánh nhân đều đọc sách này. Lão tử nói: “Thánh nhân đọc sách này thì được, còn ông vì sao cần phải đọc nó? Tinh hoa của quyển sách này là gì?”.

Khổng Tử trả lời: “Tinh hoa của nó là tuyên dương Nhân Nghĩa“.

Lão Tử nói: “Cái gọi là nhân nghĩa, đó là một thứ mê hoặc lòng người, giống như như muỗi rận ban đêm cắn người, chỉ có thể làm người ta thêm hỗn loạn và phiền não mà thôi. Ông xem, con chim Thiên nga kia không cần tắm rửa mà lông vũ tự nhiên vẫn trắng như tuyết, Quạ đen hàng ngày không nhuộm lông mà tự nhiên vẫn đen. Trời vốn là cao, đất vốn là dày, mặt trời mặt trăng từ trước tới nay đã phát ra ánh sáng rực rỡ, tinh thần từ trước tới nay chính là đã được an bài có trật tự, cây cỏ từ lúc sinh ra thì đã khác nhau. Nếu như ông tu Đạo, vậy cũng thuận theo quy luật tồn tại của tự nhiên, tự nhiên là có thể đắc Đạo. Tuyên dương những thứ nhân nghĩa để làm gì đây? Chẳng phải điều đó cũng đáng tức cười như việc vừa đánh trống vừa đi tìm một con dê thất lạc hay sao?”

Lão Tử lại hỏi Khổng Tử: “Ông cho rằng tự mình đắc Đạo rồi chưa?”.

Khổng Tử nói: “Tôi đã tìm cầu 27 năm rồi, vẫn chưa đắc được”.

Lão Tử nói: “Nếu như Đạo là một thứ hữu hình có thể tìm kiếm và dâng hiến cho con người, thì người ta sẽ tranh giành nó đem dâng tặng cho quân vương. Nếu như Đạo có thể đem tặng cho người khác, thì người ta sẽ đem tặng nó cho người thân. Nếu như Đạo có thể giảng rõ ra được, người ta sẽ đem nó giảng giải cho anh em của mình. Nếu như Đạo có thể truyền thụ cho người khác, thì người ta đều sẽ tranh nhau truyền nó cho con cái mình. Song những chuyện như thế là không thể được. Nguyên nhất rất đơn giản, Đạo ấy chính là thứ mà một người bình thường không thể nhận thức một cách chính xác được, Đạo tuyệt đối sẽ không thể nhập vào tâm của người thường được”.

Khổng Tử nói: “Tôi nghiên cứu ‘Thi Kinh’, ‘Thượng Thư’, ‘Lễ’, ‘Nhạc’, ‘Dịch’, ‘Xuân Thu’, giảng nói đạo lý trị quốc của các vị tiên vương, hiểu rõ con đường thành công của Chu Công, Triệu Công. Tôi đã lấy đó để bái kiến 70 quân vương, nhưng họ đều không chọn dùng chủ trương của tôi. Xem ra người ta thật là khó thuyết phục được!”.

Lão Tử nói: “Ông nói ‘Lục Nghệ’ ấy tất cả đều là những thứ xưa cũ của thời đại các tiên vương, ông nói những thứ đó để làm gì đây? Thành tựu tu học mà ông đạt được hôm nay cũng đều là những thứ xưa cũ rồi”.

Khổng Tử thỉnh giáo xong Lễ chế nhà Chu, liền quyết tâm trở về nước Lỗ khôi phục lại nguyên xi Lễ nghi của nhà Chu. Lão Tử đối với việc này vẫn bảo lưu ý kiến. Bởi vì Lễ tuy là cần phải có, nhưng muốn khôi phục toàn diện Lễ nghi nhà Chu, e rằng không thể làm được. Thời thế thay đổi, chút Lễ nghi nhà Chu ấy cũng không thích hợp với tình huống đương thời nữa. Vì vậy Lão Tử nói với Khổng Tử: “Ông theo lời những người đó, xương cốt của họ đều đã mục nát cả rồi, chỉ là những lời bàn luận của họ là còn tồn tại mà thôi. Hơn nữa quân tử gặp được thời cơ chính trị 1 thì liền theo chính, thời cơ không thích hợp thì cũng như cây cỏ bồng kia gặp sao yên vậy. Tôi nghe nói: Người giỏi kinh doanh đem cất giấu của cải hàng hóa, không cho người thác trông thấy, mặc dù giàu có nhưng dường như cái gì cũng không có. Người quân tử Đức cao thường bề ngoài cũng giống như người ngu độn, không để lộ chân tướng ra ngoài. Ông cần phải vứt bỏ tâm kiêu ngạo và dục vọng, vứt bỏ tâm thái và thần sắc mà ông đang có kia đi, vứt bỏ chí hướng quá truy cầu kia đi, bởi vì những thứ này đối với ông chẳng có chỗ nào tốt cả. Đó chính là những gì mà tôi muốn cho ông biết”.

Khổng Tử không biết nên trả lời ra sao, nhưng vẫn không buông bỏ chí hướng của mình: Đại trượng phu “biết rõ những việc không thể làm mà vẫn làm”. Tham quan xong các địa phương khác, Khổng Tử cáo từ Lão Tử, mang theo trong lòng những nỗi niềm phấn khởi xen lẫn với thất vọng mà rời kinh đô Lạc Dương của nhà Chu. Phấn khởi là vì học hỏi lễ giáo đã thành công, thất vọng là vì những lời khuyến cáo của Lão Tử. Phía sau lưng ông, một bia đá được dựng lên ghi lại mấy chữ: “Khổng Tử đến đất Chu học hỏi lễ nghi”.

Khổng Tử trở về, 3 ngày không nói chuyện. Tử Cống thấy kỳ lạ, bèn hỏi thầy chuyện là thế nào. Khổng Tử nói: “Chim, ta biết nó có thể bay; cá, ta biết nó có thể bơi; thú, ta biết nó có thể chạy. Có thể chạy thì ta có thể dùng lưới giăng bắt nó, có thể bơi thì ta có thể dùng dây tơ mà câu, có thể bay thì ta có thể dùng cung tên bắn được nó. Còn như con rồng, ta không biết nó làm sao có thể lợi dụng sức gió mà bay tới tận trời cao. Ta hôm nay gặp mặt Lão Tử, ông ấy cũng như con rồng kia thâm sâu không thể đo lường nổi!”.

Đó chính là sự khác nhau cơ bản giữa một Giác Giả độ nhân và một nhà tư tưởng của nhân gian. Cái gọi là “Đạo bất đồng bất tương vi mưu” (Tạm dịch: không cùng một trình độ tu Đạo thì tâm cảnh cũng khác nhau xa), chính là tình huống như thế này. Đạo lý của Lão Tử vi diệu khó có thể hiểu nổi, bởi vì ấy là lời giáo huấn của Thần. Lời của Khổng Tử chẳng qua chỉ là học vấn của con người, là quy phạm đạo đức và hành vi của loài người mà thôi.

Khổng Tử

Khổng Tử tên thật là Khổng Khâu, tên tự là Trọng Ni, sinh vào nước Lỗ năm 551 trước công nguyên.

Khi lớn lên, Khổng Tử từng làm một chức quan nhỏ chuyên quản lý kho tàng, xuất nạp tiền lương công bằng chuẩn xác. Ông cũng từng đảm nhiệm chức quan nhỏ chuyên quản lý nông trường chăn nuôi, súc vật sinh trưởng rất tốt. Nhờ vậy ông được thăng chức lên làm quan Tư không, chuyên quản lý việc xây dựng công trình. Khổng Tử thân cao 9 xích 6 tấc (xích là đơn vị đo lường cổ Trung Hoa = 1/3 mét), mọi người đều gọi ông là “Người cao lớn”, cho rằng ông là người phi thường.

Sau khi Khổng Tử tới đất Chu học hỏi Lễ nghi trở về lại nước Lỗ, các học trò theo ông học tập dần dần đông lên. Có thể nói Khổng Tử là người thầy tư nhân chuyên thu nhận học trò đầu tiên trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Trước thời ông, trường học hoàn toàn là của nhà nước. Khổng Tử sáng lập ra trường học tư, thu nhận nhiều đồ đệ, đưa giáo dục mở rộng cho bình dân, đem tri thức văn hóa truyền bá cho dân gian, có cống hiến thật to lớn đối với giáo dục thời cổ đại.

Lúc Khổng Tử 35 tuổi tới nước Tề. Tề Cảnh Công thỉnh giáo Khổng Tử về đạo trị nước. Khổng Tử nói: “Quân vương cần phải có phong thái của quân vương, bề tôi cần phải có phong thái của bề tôi, cha cần có phong thái của người cha, con cần có phong thái của con”. Cảnh Công nghe xong nói: “Cực kỳ đúng! Nếu quân vương không ra quân vương, bề tôi không ra bề tôi, cha không ra cha, con không ra con, thì cho dù có rất nhiều lương thực, ta làm sao có thể ăn được đây!”. Ngày khác Cảnh Công lại thỉnh giáo Khổng Tử về Đạo lý trị quốc, Khổng Tử nói: “Quản lý quốc gia cần nhất là tiết kiệm chi tiêu, ngăn chặn lãng phí từ gốc rễ”. Cảnh Công nghe xong rất phấn khởi, định đem đất Ni Khê phong thưởng cho Khổng Tử.

Yến Anh khuyên can nói: “Loại nhà Nho này, có thể nói đạo lý, không thể dùng pháp luật mà ràng buộc được họ. Họ cao ngạo tùy hứng, tự cho mình là đúng. Họ coi trọng tang lễ, dốc hết tình cảm bi thương, an táng trọng thể mà không ngại bị khuynh gia bại sản. Họ đi khắp nơi du thuyết, cầu xin quan lộc. Bởi vậy không thể dùng họ để quản lý quốc gia được. Hiện nay Khổng Tử nói về dung mạo phục sức, đặt định lễ tiết thượng triều hạ triều rườm rà, chính là mấy đời người cũng học tập không xong được, cả đời cũng làm không được thông. Nếu Ngài muốn đem bộ những thứ này để thay đổi phong tục của nước Tề, e rằng không phải là biện pháp tốt để dẫn dắt trăm họ”.

Yến Anh khuyên can có hiệu quả. Sau đó Tề Cảnh Công tiếp đãi Khổng Tử rất có lễ độ, nhưng không còn hỏi về những vấn đề có liên quan đến Lễ nữa. Trong số các quan đại phu nước Tề có người muốn mưu hại Khổng Tử. Cảnh Công nói với Khổng Tử: “Ta đã già rồi, không thể bổ nhiệm quan tước cho ông được nữa”. Thế là Khổng Tử rời Tề trở về Lỗ.

Tại nước Lỗ, Khổng Tử tuy về mặt chính trị có rất nhiều thành tích, cũng từng làm một vài chuyện lớn, nhưng con đường làm quan không hề trôi chảy. Có lần nhà Vua chủ trì một đại lễ tế Trời, quan đại phu Tam Hoàn cố tình không chia cho ông một khối thịt tế nào. Đó là loại hình phạt nghiêm khắc nhất trong Chế độ Lễ nghi của nhà Chu. Khổng Tử biết con đường làm quan của mình không có hy vọng gì, bèn rời quê nhà đi dạy học bốn phương trời, tuyên truyền những chủ trương chính trị của mình.

Lúc đó Khổng Tử khoảng chừng 50 tuổi. Ông không nề hà khổ nhọc, dùng 13 năm để dẫn dắt học trò chu du các nước, đi du thuyết khắp nơi. Nhưng các nước đều không chấp thuận chủ trương của ông. Năm 63 tuổi, Khổng Tử trở lại nước Lỗ. Cuối cùng nước Lỗ cũng không trọng dụng Khổng Tử, mà Khổng Tử cũng không muốn ra làm quan nữa.

Tuy là một người tuổi đã gần đất xa trời, nhưng ngọn lửa tư tưởng trong 9 năm cuối đời đã phát huy được thành tựu rực rỡ. Khổng Tử dốc lòng thu nhận học trò, biên soạn điển tịch, tạo thành một hệ thống tư tưởng Nho học trong 9 năm cuối đời mình.

Thời đại Khổng Tử, nhà Chu đã suy, Lễ nhạc đã phôi pha, ‘Thi’, ‘Thư’ cũng không còn toàn vẹn nữa. Khổng Tử tìm tòi nghiên cứu chế độ lễ nghi của 3 thời đại Hạ, Thương, Tây Chu, biên định “Thượng thư”, “Lễ ký”. Khổng Tử sau khi từ nước Vệ trở về nước Lỗ, thì bắt đầu đính chính lại Thi Nhạc, khiến cho “Nhã”, “Tụng” đều khôi phục lại được nhạc điệu ban đầu. “Kinh Thi” vốn có 3000 bài được truyền lại từ thời cổ đại. Đến thời Khổng Tử, ông cắt bỏ những chỗ trùng lặp, lựa chọn trong đó những bài phù hợp cho việc dạy bảo Lễ Nghĩa.

Lúc về già Khổng Tử thích nghiên cứu “Chu Dịch”. Ông giải thích về “Thoán từ”, “Hào từ”, “Quái”, “Văn ngôn”. Khổng Tử đọc Chu Dịch rất siêng năng, đến nỗi sợi dây da trâu buộc sách đã nhiều lần bị mòn đứt. Ông nói: “Để ta sống lâu thêm vài năm nữa, ta có thể nắm vững và giải thích rõ ràng nội dung và đạo lý trong từng câu văn của “Chu Dịch””.

Khổng Tử nói: “Quân tử lo lắng nhất chính là sau khi chết không lưu lại được tiếng thơm. Chủ trương của ta không thể thực thi, ta lấy gì để cống hiến cho xã hội và lưu danh hậu thế đây?”. Bèn căn cứ vào các sách lịch sử của nước Lỗ biên soạn ra bộ “Xuân Thu”, trên từ năm Lỗ Ân Công đầu tiên (722 TCN) xuống tới năm Lỗ Ai Công thứ 14 (481 TCN), tổng cộng 12 đời vua nước Lỗ. Lấy nước Lỗ làm trung tâm để biên soạn, tôn thờ Hoàng tộc nhà Chu làm chính thống, lấy sự tích Ân Thương làm tham khảo, mở rộng và phát triển truyền thống các thời đại từ đời Hạ, Thương, Chu, lời văn súc tích uyên thâm.

Cuối cùng Khổng Tử biên soạn xong “Lục Nghệ” là Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân thu. Khổng Tử dùng Thi, Thư, Lễ, Nhạc làm tài liệu giảng dạy học trò, đến học có ước chừng tới 3000 đệ tử, trong đó hiền nhân quân tử có 72 người. Chưa kể nhiều học trò chưa chính thức nhập tịch ở khắp nơi nữa.

Lúc Khổng Tử lâm bệnh, Tử Cống đến thăm viếng thầy. Khổng Tử thở dài, nói ngay: “Thái Sơn sắp đổ rồi, rường cột sắp gãy rồi, người trí tuệ sắp chết rồi!”. Nước mắt chảy dài, nói với Tử Cống: “Thiên hạ từ lâu đã mất đi đạo lý thông thường, không có ai tiếp nhận chủ trương của ta cả …”. 7 ngày sau Khổng Tử qua đời, hưởng thọ 73 tuổi, nhằm vào ngày Kỷ Sửu, tháng 4 năm 479 trước công nguyên.

Sách “Luận Ngữ” chính là do đệ tử của Khổng Tử căn cứ theo lời nói và việc làm của ông mà biên soạn thành. Đó là tư liệu trực tiếp nhất để cho chúng ta hôm nay hiểu biết về Khổng Tử. Khổng Tử cho người ta biết thế nào là “Trung dung”, vì đời sau mà đặt định ra quy phạm làm người theo “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Ảnh hưởng của ông đối với văn hóa Trung Quốc và cả vùng Đông Nam Á là rất to lớn.

Tư Mã Thiên nói: “Trong kinh “Thi” có câu nói như thế này: “Cái giống như núi cao khiến người ta chiêm ngưỡng, cái giống như đại Đạo khiến người ta tuân theo”. Từ xưa tới nay trong thiên hạ, Quân Vương và người tài đức thì có cũng nhiều. Họ khi đang còn sống đều vinh hoa quý hiển, nhưng chết đi rồi thì chẳng còn lại chút gì. Khổng Tử là một người bình dân, nhưng những người đọc sách đều tôn ông làm thầy. Từ Thiên tử, Vương Hầu đến nhân dân cả nước, những ai nói về “Lục Nghệ” thì đều xem học thuyết ấy của Khổng Tử là chuẩn tắc cao nhất. Có thể nói Khổng Tử là một Thánh nhân chí cao vô thượng”.

Tư Mã Thiên đã đánh giá rất đúng.

Phật Thích Ca Mâu Ni

Trong lúc Đại Đạo Trung Quốc đang được lưu truyền tại mảnh đất Thần Châu, thì đồng thời tại Ấn Độ – cũng là quốc gia có nền văn minh lâu đời tại phương Đông – Phật Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã được truyền rộng.

Thích Ca Mâu Ni giáng sinh tại Kapilavastu (Ca tỳ La vệ), một đất nước tại vùng đất Ấn Độ xưa kia. Mẹ của ông là Hoàng hậu Mayadevi (hoàng hậu Ma Da) sinh hạ ông tại Lumbini (nằm ở Nam Nepal ngày nay) trên đường trở về nhà mẹ đẻ của bà. Người ta đồn rằng khi Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, liền bước đi 7 bước, mỗi bước đi sinh ra một đóa hoa sen. Một tay chỉ lên trời, một tay trỏ xuống đất ông nói “Phía dưới Thiên Đàng và bên trên mặt đất, chỉ có ta là nhất”. Đây thực ra là chuyện đơm đặt của hậu thế. Trong vũ trụ này, có vô số Thần Phật của vô số Thiên Đàng, có ai dám kiêu căng khoác lác như thế không? Thích Ca Mâu Ni không bao giờ làm như vậy. Câu chuyện này thực sự chỉ là kết quả của những tình cảm tôn giáo cuồng tín của người đời sau mà thôi. Một vị Phật chỉ muốn người đời tu luyện theo lời dạy bảo của họ, chứ không muốn người ta dựng chuyện lên để mà tâng bốc.

Thích Ca Mâu Ni từ thuở nhỏ đã có tấm lòng từ bi thương xót chúng sinh và luôn đi tìm ý nghĩa chân chính của đời người. Năm ông 19 tuổi, Thích Ca Mâu Ni rời bỏ ngai vàng, rời khỏi hoàng cung đi tu luyện. Ấn Độ thời bấy giờ có đủ loại tông phái và đường lối tu luyện khác nhau. Đầu tiên Thích Ca Mâu Ni tu theo pháp “vô tưởng định” (Samadi) 3 năm và cuối cùng đã đạt tới cảnh giới này. Nhưng ông cho rằng đó không phải là Đạo, không phải là chân lý tột cùng, cho nên ông từ bỏ nó. Sau đó ông lại tu theo “Phi tưởng – phi phi tưởng định” 3 năm, thành công rồi nhưng ông thấy rằng đó cũng không phải là Đạo, nên cũng từ bỏ. 2 lần, Thích Ca Mâu Ni từ bỏ những điều mà ông biết chắc ấy không phải là Đạo. Ông không thể tìm thấy một vị chân sư nào cả, cho nên ông tự mình tới một ngọn núi băng giá phủ đầy tuyết trắng để tu hành khổ hạnh. Mỗi ngày ông chỉ ăn một ít hoa quả khô và chịu đói đến mức toàn thân khô héo. Ông khổ tu như vậy để tìm chân lý. Nhưng 6 năm trôi qua, ông nhận ra rằng khổ hạnh cũng không phải là Đạo, bèn xuống núi.

Thích Ca Mâu Ni đi tới bờ sông Hằng. Vì quá gầy yếu xanh xao, ông ngã xuống hôn mê bất tỉnh. Một người phụ nữ làm nghề chăn dê tình cờ đi qua, và cho ông một ít váng sữa. Thích Ca Mâu Ni ăn và phục hồi sức lực. Nhưng ông không có cách nào tìm thấy một vị chân sư có thể hướng dẫn cho mình, nên ông vượt qua sông Hằng, tới dưới một tán cây Bồ Đề, ngồi xuống và thiền định. Ông thề rằng nếu không trở thành một bậc “Vô thượng chính đẳng chính giác” thì ông thà chết tại nơi này.

Thích Ca Mâu Ni thiền định dưới tán cây Bồ Đề ấy trong 49 ngày. Buổi sáng ngày thứ 49, ông ngẩng đầu lên nhìn trời, và nhìn thấy được những ngôi sao sáng trên bầu trời. Cũng trong một cái nhìn ấy, thần thông và các quyền năng siêu phàm của ông lập tức nổ tung, và tư tưởng của ông khai mở. Ông lập tức nhớ lại mọi điều mà ông đã từng tu luyện trước kia, hiểu được kiếp sống hiện tại và nhiều kiếp trước của mình, và tất cả những điều khác nữa mà ông cần phải biết sau khi khai ngộ. Bởi vì năng lượng phóng ra trong quá trình khai công khai ngộ, một chấn động lớn xuất hiện trong phạm vi địa lý rộng lớn xung quanh ông. Người ta cho rằng ấy là một trận động đất nhẹ, núi đổ hay sóng thần, nhưng thực ra đó là do sự khai ngộ của Thích Ca Mâu Ni. Đương nhiên năng lượng của Phật là từ bi và không làm hại ai cả. Sau 12 năm tu luyện vô cùng gian khổ, Thích Ca Mâu Ni rốt cuộc đã ngộ Đạo. Sau đó, Phật Thích Ca Mâu Ni liền bắt đầu cuộc đời truyền Pháp 49 năm của mình.

Đặc điểm của pháp môn tu luyện mà Thích Ca Mâu Ni truyền dạy là Giới, Định, Huệ. Giới chính là cấm tất cả dục vọng và tâm cố chấp, định là nói về người nhập định tu hành, huệ là nói về người khai ngộ khai huệ. Đại tạng kinh có mấy vạn quyển, đều không lìa xa 3 chữ này. Đương nhiên, hình thức biểu hiện của nó rất phong phú phức tạp, nhưng thực chất chính là 3 chữ này.


“Mọi người đều biết rằng Bà La Môn giáo là Thích Ca Mâu Ni phản đối nhiều nhất. Ông cho rằng [nó] là một tà giáo, nó cùng với Phật Giáo của Thích Ca Mâu Ni là đối lập [với nhau] nhất. Kỳ thực tôi cho chư vị biết rằng: Thích Ca Mâu Ni chống đối Bà La Môn giáo chứ không phải chống đối Thần của Bà La Môn giáo. Thần mà Bà La Môn giáo tin theo vào thời kỳ nguyên thủy nhất đều là Phật, [họ] tin theo chính là các vị Phật trước thời Thích Ca Mâu Ni. Nhưng qua thời gian quá lâu dài, con người không còn tin Phật nữa, khiến cho tôn giáo này trở thành tà giáo, thậm chí [họ] sát sinh để tế lễ Phật. Cuối cùng, Thần mà họ tin tưởng và tôn thờ kia cũng không còn là hình tượng Phật nữa, [họ] bắt đầu tin theo và thờ phụng yêu ma quỷ quái có hình tượng quái vật. Con người đã làm cho tôn giáo trở thành tà”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Houston).

Lời nói và việc làm của mọi người đều trái với những điều mà các vị Phật thời tiền sử dạy bảo. Như vậy, Bà La Môn giáo tiến vào thời Mạt pháp. Trong thời gian ấy, Phật Pháp của Thích Ca Mâu Ni bắt đầu truyền rộng ra tại Ấn Độ. Bởi Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền chính là chính Pháp, trong quá trình truyền Pháp, Thích Ca Mâu Ni không ngừng bác bỏ các giáo lý của các tôn giáo khác, cho nên không ngừng có những người rời bỏ ngoại đạo đến quy y Phật giáo. Như một trong những đồ đệ của ông, người mà sau này trở thành Xá Lợi Phất ban đầu là người của Bà La Môn giáo. Ông cùng Thích Ca Mâu Ni tranh luận, biết Phật Thích Ca Mâu Ni đang truyền chính pháp, bèn rời bỏ Bà La Môn giáo và trở thành người đệ tử có trí tuệ cao nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy, Phật Pháp mà Thích Ca Mâu Ni truyền càng lúc càng cường thịnh, còn các tôn giáo kia càng lúc càng suy tàn. Phật Pháp dần dần bị các tôn giáo kia kỳ thị và phản đối. Trong thời gian mâu thuẫn tôn giáo lên đến đỉnh điểm, xuất hiện sự kiện các đệ tử Phật giáo bị sát hại một cách công khai. Người đệ tử có Thần thông nhất là Mục Kiền Liên bị những kẻ ngoại đạo lăn đá từ trên núi xuống đè chết, trở thành đệ tử đầu tiên của Phật Thích Ca Mâu Ni chết vì lý tưởng của Phật giáo. Ngoại đạo còn bắt bớ đệ tử của Phật Thích Ca, ném họ vào hầm lửa, hoặc trói vào cột rồi dùng cung tên bắn chết. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế, 500 đệ tử của Phật từng bị người ta chém đầu. Sự kiện bức hại ấy khiến người ta vô cùng đau xót!

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn trên thế gian, các tôn giáo khác bắt đầu hưng thịnh trở lại. Phật giáo ở Ấn Độ trải qua nhiều lần cải tổ, cuối cùng đã kết hợp với những thứ của Bà La Môn giáo, biến thành một loại tôn giáo mới là Ấn Độ giáo. Ấn Độ giáo không còn tin Thích Ca Mâu Ni, cũng không thờ phụng một vị Phật nào cả. Do vậy, Phật giáo sinh ra tại Ấn Độ, cuối cùng lại dần dần bị tiêu biến ở Ấn Độ. Song tại Đông Nam Á, tại Trung Quốc, Phật Pháp đã truyền rộng khắp nơi, ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa của những quốc gia này.



Lão Tử tức Thái Thượng Lão Quân là một nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Hoa cổ đại, là người sáng lập trường phái Đạo gia (đạo Lão). Ông tên thật là Lý Nhĩ, tên thường gọi là lão Đam, người làng Khúc Nhân, hương Lệ, nước Sở. Ông làm chức quan giữ sách nhà Chu, học rộng biết nhiều, sau về quê ở ẩn. Tương truyền, trước khi về ở ẩn đến cửa quan, viên quan coi cửa là Doãn Hỉ bảo:"Ông sắp đi ở ẩn, rán vì tôi mà viết sách để lại". Thế là Lão Tử viết một cuốn sách chỉ gồm khoảng năm ngàn chữ bàn về "Đạo" và "Đức" (tức Đạo Đức Kinh). Viết xong rồi bỏ đi, về sau không ai còn nghe đến, không biết sống chết ra sao.

Tương truyền, Khổng Tử qua Chu thăm Lão Tử. Lão Tử cởi trâu ra tận đầu làng đón Khổng Tử. Hai người đàm đạo với nhau trong ba ngày về Đạo. Đến khi chia tay, Lão Tử bảo với Khổng Tử rằng:

"Những người ông nói đó, thịt xương đều nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ mà thôi. Tôi nghe nói người giàu sang tiễn nhau bằng vàng bạc, người nhân tiễn nhau bằng lời nói. Tôi không phải là người giàu sang, tạm coi mình là người nhân mà tiễn ông bằng lời này: Người buôn giỏi thì giấu kĩ vật quý, xem ngoài như không có gì; người đức cao thì tướng mạo như ngu độn. Ông nên bỏ cái khí kiêu căng, cái lòng đa dục, cái vẻ hăm hở cùng cái chí quá hăng của ông đi, những cái đó không có ích gì cho ông đâu. Tôi chỉ khuyên ông có bấy nhiêu thôi"

Khổng Tử về đến nhà suốt ba ngày không ra khỏi cửa, bảo với môn sinh rằng:

"Loài chim, ta biết nó bay được; loài cá ta biết nó bơi được; loài thú ta biết nó chạy được. Chạy thì ta dùng lưới để bẫy, bơi thì dùng câu để bắt, bay thì dùng tên để bắn. Còn loài rồng cưỡi gió cưỡi mây mà bay lên trời thì ta không sao biết được. Nay ta gặp ông Lão Tử; ông là con rồng chăng ?"

Thực là ngược đời, cái triết học "ngược ngạo" của Lão tử lại sản sinh ra cái lý tưởng cao thượng nhất về hòa bình, khoan dung, giản phác và tri túc. Giáo huấn của ông gồm bốn điểm: trí tuệ nên như ngu độn, đời sống nên ẩn dật, xử thế nên nhu nhược và tánh tình nên giản phác. Ngay đến nghệ thuật Trung Hoa, từ ý thơ, ảo tưởng đến những lời tán tụng đời sống bình dị của tiều phu, ngư phủ cũng không thể thoát ly triết học đó mà tồn tại. Nguồn gốc của chủ nghĩa hòa bình của Trung Hoa là do cái quan niệm chịu nhận sự thất bại tạm thời để chờ cơ hội thuận tiện, và do lòng tin rằng vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo cái luật vận hành phản phục; do đó không một kẻ nào vĩnh viễn "u mê" bao giờ.

Đến đời Tần-Hán, các đạo sĩ thuộc phái Đạo gia thờ Lão Tử nhưng không còn quan tâm nghiên cứu triết học Lão-Trang mà chỉ toàn lo bàn chuyện tu tiên, luyện thuốc trường sinh bất tử. Phái Đạo gia suy dần, tuy nhiên những tư tưởng của Lão Tử thì đã trở nên bất tử với thời gian. Theo các nhà nghiên cứu, tư tưởng của Lão Tử không chỉ là một triết học nhân sinh mà còn là vũ trụ quan tiên báo khoa học hiện đại.


***

Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa.

(Ta gọi tiếng "trâu" để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng "trâu" không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng "bò" để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là "bò". Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu).

Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất.)

Không tên là gốc trời đất, có tên là mẹ vạn vật. Đạo trời ví như cánh cửa khép mở, vạn vật từ đó đi ra rồi lại trở về đó. Đạo có tính chất trừu tượng, nó không có hình thù cụ thể, không thể nắm rõ, không sáng ở nơi rực rỡ, không mờ ở nơi tối tăm và cũng không có tiếng động. Đạo vĩnh viễn không có tên gọi. Vạn vật chuyển động theo một vòng tròn khép kín. Tất cả bắt đầu từ "có", có lại bắt đầu từ "không". Lời nói hợp đạo nghe như ngược đời.

Đạo lớn bị bỏ rồi mới có nhân nghĩa, mưu trí xuất hiện rồi mới có trá ngụy, gia đình bất hòa rồi mới sinh ra hiếu thảo, nước nhà rối loạn rồi mới có tôi trung. Đạo ức chế vật cao, nâng đỡ vật thấp. Đạo trời lấy chỗ thừa mà đắp vào chỗ thiếu hụt. Đạo người thì lấy của người nghèo mà thêm cho người giàu, đây chính là nguồn gốc của sự hỗn loạn. Người khôn ngoan chỉ muốn một điều là không muốn gì cả.

Trời có đạo mà xanh, đất có đạo mà yên, thần có đạo mà linh, biển nhờ có đạo mà đầy, vạn vật có đạo mà thành, đế vương có đạo mà được thiên hạ.

Lời nói chân thật thì không hoa mỹ, lời nói hoa mĩ thì không chân thật. Người thiện thì không mắc lỗi nên không cần phải biện bạch, người nào phải biện bạch cho mình là người "không thiện". Người biết thì không nói, người nói là người không biết [tri bất ngôn, ngôn bất tri].

Người ta sinh ra thì mềm yếu mà khi chết thì cứng lại. Thảo mộc sinh ra thì mềm dịu mà khi chết đi thì lại khô cứng. Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của chết, mềm yếu, khiêm nhường là dấu hiệu của sống. Binh mạnh thì không thắng, cây cứng thì lại bị chặt. Cứng mạnh thì phải ở dưới, mềm yếu lại được ở trên.

Răng cứng thì chóng gãy, lưỡi mềm thì bền lâu - Lão Tử

Mạnh về dám làm [can đảm, cương cường] thì chết, mạnh về không dám làm [thận trọng, nhu nhược] thì sống. Hai cái đó cùng là mạnh mẽ, mà một cái thì được lợi, một cái lại bị hại; ai mà biết được tại sao trời lại ghét cái quả cảm, cương cường ? Danh dự với sinh mệnh, cái nào mới thật sự quý ? Người khôn ngoan không bao giờ vì trọng cái danh hão mà xem nhẹ tính mạng mình.

Lời hứa dễ dàng thì khó tin, người nào cho việc gì cũng dễ làm thì sẽ gặp nhiều cái khó. Cho nên người hiểu đạo coi việc gì cũng khó mà rốt cuộc không gặp cái gì khó. "Không" có nghĩa là "không có gì" nhưng phải "có cái gì" thì mới có cái "không có". Trong tự nhiên, ngay cả những việc khó khăn nhất cũng có thể thực hiện theo cách dễ dàng, việc lớn thành tựu từ những hành động nhỏ hơn. Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình.

Cái gì ở yên thì dễ nắm, giòn thì dễ vỡ, nhỏ thì dễ phân tán. Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình. Cây lớn sinh ra từ một cái mầm nhỏ; tháp cao chín tầng khởi đầu từ một sọt đất, đi xa ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân. Thường gần tới lúc thành công thì lại dễ thất bại, vì không cẩn thận như lúc ban đầu, dè sau như trước thì không hỏng việc.

Người hiểu đạo trị thiên hạ theo chính sách "vô vi" (taking no action), luôn giữ thái độ điềm đạm. Xem cái nhỏ cũng như cái lớn, cái ít như nhiều, lấy đức báo oán. Giải quyết việc khó từ khi còn dễ, thực hành việc lớn từ khi còn nhỏ [vì việc khó trong thiên hạ khởi từ chỗ dễ, việc lớn khởi từ nhỏ]. Cho nên người đắc đạo trước sau không làm việc gì lớn mà thực hiện được việc lớn. Người đắc đạo làm việc mà không tư lợi.

Trời đất bất nhân, coi vạn vật như chó rơm; thánh thần bất nhân, coi trăm họ như chó rơm [Luật thiên nhiên không có tình thương của con người, cứ thản nhiên, vô tâm với vạn vật, mùa xuân tươi tốt, mùa đông điêu tàn...].

Khoảng giữa trời đất như cái ống bễ lò rèn; hư không mà không kiệt, càng chuyển động hơi lại càng ra. Càng nói nhiều lại càng khốn cùng, không bằng giữ sự yên tĩnh.

Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị.
Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn - Lão Tử

Muốn cho vật gì thu rút lại thì tất hãy mở rộng nó ra đã. Muốn cho ai yếu đi thì tất hãy làm cho họ mạnh lên đã. Muốn phế bỏ ai thì tất hãy đề cử họ lên đã. Muốn cướp lấy vật gì thì tất hãy cho đã. Hiểu như vậy là sâu kín mà sáng suốt. Vì nhu nhược thắng cương cường.

Người đánh xe giỏi không xông bừa tới trước. Người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với địch, khéo dùng người là hạ mình ở dưới người. Đó là cái đức của sự không tranh, đó là cái khéo của sự dùng người, đó là hợp với chỗ cùng cực của Đạo Trời.

Ngũ sắc làm người ta mờ mắt; ngũ âm làm người ta ù tai; ngũ vị làm người ta tê lưỡi, hưởng thụ làm cho người ta mê muội, vàng bạc làm cho hành vi người ta xấu xa. Cho nên bậc đắc đạo cầu no bụng mà không cầu vui mắt, bỏ cái xa xỉ, đa dục mà chọn cái chất phác, vô dục. Bậc đắc đạo bận áo vải thô mà ôm ngọc quý trong lòng.

Trời đất vĩnh cửu. Trời đất vĩnh cửu được là vì không sống riêng cho mình, nên mới trường sinh được.

Người đắc đạo đặt thân mình ở sau mà thân lại được ở trước, đặt thân mình ra ngoài mà thân mới còn được. Như vậy chẳng phải vì họ không tư lợi mà thành được việc riêng của mình ư?

Người cực khéo thì dường như vụng. Người nói giỏi thì dường như ấp úng. Cử động thì thắng được lạnh. Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng. Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.

Người quân tử gặp thời thì mặc áo gấm mà ngồi xe ngựa, không gặp thời thì mặc áo vải thô mà đi chân đất. Người tốt thật sự không ý thức được tính thiện trong việc làm của mình, trái lại kẻ dại dột (the foolish) luôn cố gắng tỏ ra là mình tốt.

Không trọng người hiền để dân không tranh, không quý của hiếm để dân không trộm cắp, không phô bày cái gợi ham muốn để lòng dân không loạn.

Chính trị của thánh nhân là làm cho dân lòng thì hư tĩnh, bụng thì no, không ham muốn, không tranh giành, xương thì mạnh.

Khiến cho dân không biết, không muốn, bọn thông minh, mưu trí thì không dám hành động. Theo chính sách "vô vi" thì mọi việc đều yên ổn.

Không học thì không phải lo. Đem cái hữu hạn xét cái vô hạn, há chẳng phải là ngốc lắm sao? Càng theo học thì mỗi ngày dục vọng, lòng "hữu vi" càng tăng, theo đạo thì mỗi ngày dục vọng càng giảm, lòng "vô vi" càng tăng.

Con người có ba vật báu mà tôi ôm giữ cẩn thận, một là lòng nhân ái, hai là tính tiết kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Vì nhân ái mà sinh ra dũng cảm, vì tiết kiệm mà sinh ra sung túc, rộng rãi, vì không dám đứng trước thiên hạ mà làm chủ được thiên hạ.

Nếu không nhân ái mà mong được dũng cảm, không tiết kiệm mà mong được rộng rãi, không chịu đứng sau mà tranh đứng trước người thì tất hỏng việc. Trời muốn giúp ai thì cho người đó lòng nhân ái để tự bảo vệ, lấy lòng nhân ái mà giúp người đó.

Người sáng suốt nghe đạo thì cố gắng mà thi hành, người thường nghe đạo thì nửa tin nửa ngờ, người tối tăm nghe đạo thì cười rộ. Nếu không cười thì đạo đâu còn là đạo nữa ?!

Vật cực mềm mà lại thắng được vật cực cứng [nước chảy đá mòn]. Nước là vật cực mềm, nó luôn tìm chỗ thấp mà tới [khiêm nhường], ngày đêm chảy không ngừng, bốc lên thì thành mưa, chảy xuống thì thành sông rạch, thấm vào lòng đất để nuôi vạn vật. Nó không ngừng biến đổi, lại sinh ra mọi loài. Nó không tranh với ai, lựa chỗ thấp mà tới, gặp cái gì cản thì nó uốn khúc mà tránh đi, cho nên đâu nó cũng tới được. Đạo cũng ví như nước vậy.

Yếu thắng được mạnh, mềm thắng được cứng, ai cũng biết như vậy nhưng không ai thực hành được.

Vật bén nhọn thì dễ gẫy. Giữ cho chậu đầy hoài, chẳng bằng thôi đi; con dao cố mài cho bén thì lại không bén lâu. Nghèo hèn chính là gốc của giàu sang. Vàng ngọc đầy nhà [kim ngọc mãn đường], sao mà giữ nổi ? Nên biết khi nào là đủ [tri túc]. Giàu mà kiêu căng, khoe khoang là tự rước họa vào thân.

Ba mươi nan hoa cùng qui vào một cái bánh xe, nhưng chính nhờ khoảng trống không trong cái bánh mà xe mới dùng được. Nhồi đất sét để làm chén bát, nhưng chính nhờ cái khoảng trống không ở trong mà chén bát mới dùng được. Đục cửa, cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà cửa nhà mới dùng để ra vào được, nhờ có cửa sổ mà nhà không tối.

Vậy ta tưởng cái "hữu" [bánh, chén bát, nhà] có lợi cho ta mà thực ra cái "vô" mới làm cho cái "hữu" có ích.

Vinh hay nhục thì lòng cũng sinh ra rối loạn, sợ vạ lớn thì sinh ra rối loạn. Là vì vinh thì được tôn, nhục thì bị hèn; được thì lòng rối loạn [mừng rỡ mà!]; mất thì lòng rối loạn [rầu rĩ mà!]; cho nên mới bảo là vinh, nhục sinh ra rối loạn. Vậy phải làm sao ? Chúng ta sỡ dĩ sợ vạ lớn là vì chúng ta có cái thân. Nếu chúng ta quên cái thân mình đi, thì còn sợ gì lòng rối loạn nữa ?!

Cho nên người nào coi trọng sự hy sinh thân mình cho thiên hạ, thì có thể tin cậy vào kẻ đó được.

Người nào giữ được đạo thì không tự mãn, không cố chấp, cũng không tự ái. Vì vậy nên mới có thể bỏ cái qua cái cũ mà chấp nhận cái mới được. Khi xem xét sự vật, không được quên mặt đối lập của nó. Nghĩ đến cái hữu hạn thì đừng quên cái vô hạn.

Đứng một chân thì không thể đứng được lâu, giang chân ra thì không thể đi được, tự biểu hiện thì không bao giờ chói lọi, tự kể công thì không có công, tự phụ thì chẳng khuyên bảo được ai, kẻ vẽ rắn thêm chân thì không trường tồn. Thái độ đó được ví như thức ăn thừa, ung nhọt, người người đều ghét. Thiên bất dung gian.

Cho cái đẹp là đẹp do đó mới có cái xấu; cho cái thiện là thiện do đó mới có cái ác. Là vì "có" và "không" sinh ra lẫn nhau, "dễ" và "khó" tạo nên lẫn nhau, cao thấp dựa vào nhau mà tồn tại.

Biết người là khôn, tự biết mình là người sáng suốt. Thắng được người là có sức mạnh, thắng được mình là kiên cường. Biết thế nào là đủ là người giàu; biết gắng sức là người có chí. Kẻ nào không rời bỏ những điều trên thì sẽ được lâu dài, chết mà không mất là trường thọ. Người hiểu đạo làm việc tuân theo quy luật tự nhiên, chỉ làm những việc cần thiết cho bản thân.

Hồn nhiên vô tư, vô dục như đứa trẻ mới sanh là có đức dày, ai cũng yêu quý. Đứa trẻ mới sinh độc trùng không chích, mãnh thú không ăn thịt, ác điểu không vồ. Xương yếu gân mềm mà tay nắm rất chặt, suốt ngày gào hét mà giọng không khản, như vậy là khí cực hòa.

Tuyệt thánh, bỏ mưu trí dân lợi gấp trăm; dứt nhân bỏ nghĩa, dân trở nên hiếu hòa; dứt trí khôn, bỏ lợi lộc, không còn trộm giặc.

Ba cái đó (mưu trí, nhân nghĩa, xảo lợi) vì chỉ là cái vẻ bên ngoài không đủ để trị dân nên phải bỏ; khiến cho dân quy về điều này: ngoài thì mộc mạc, trong thì giữ sự đơn giản, giảm tư tâm bớt dục vọng mới là tích cực.


Đạo trời không thiên vị ai, luôn ban ơn cho người có đức - Lão Tử

Giọng kính trọng khác với giọng xem thường bao nhiêu ? Thiện với ác khác nhau như thế nào ? Cái mọi người sợ ta không thể không không sợ. Vũ trụ thật rộng lớn, không thể nào hiểu hết được.

Mọi người hớn hở như dự bữa tiệc lớn, như mùa xuân dạo chơi; bậc đắc đạo điềm tĩnh, không lộ chút tình ý gì như đứa trẻ chưa biết gì, thản nhiên mà đi như không có nơi để về. Mọi người có thừa, riêng bậc đắc đạo như thiếu thốn, trong lòng thì trống rỗng! Mọi người đều có chỗ để dùng, riêng bậc đắc đạo luôn bảo thủ. Người hiểu đạo khác người mà quý mẹ của muôn loài (tức đạo).

Vạn vật tuần hoàn, trong dương có âm, âm cực dương sinh, có sinh ắt có tử, trăng tròn trăng khuyết. Vạn vật biến đổi rồi trở về với đạo. Từ xưa đến nay, đạo tồn tại hoài, nó sáng tạo ra vạn vật. Chúng ta do đâu biết được vạn vật ? Là nhờ đạo.

Có câu: "Khiêm tốn là gốc của cao quý". Người khôn ngoan giữ lấy đạo làm phép tắc cho thiên hạ. Không tự biểu hiện cho nên mới sáng tỏ, không tự cho là phải nên mới chói lọi, không tự kể công nên mới là có công, không tự phụ cho nên mới hơn người. Vì không tranh với ai nên không ai tranh với mình được.

Có câu: "Cong (chịu khuất phục) thì sẽ được bảo toàn", há phải hư ngôn! Nên chân thành giữ lấy đạo mà về với nó. Trong trời đất có bốn cái vĩ đại là Đạo, tự nhiên, trời đất và con người. Luật con người nên bắt chước tự nhiên, luật tự nhiên bắt chước luật của trời đất, luật trời đất bắt chước Đạo.

Ít nói thì hợp với tự nhiên. Cơn gió lớn không thể thổi suốt buổi sáng, cơn mưa lớn không kéo dài suốt ngày. Ai làm ra những cái ấy? Chính là do trời đất. Trời đất còn không thể lâu được, huống chi là con người ? Người hiểu đạo biết rằng không ai có thể đoán trước những gì tương lai nắm giữ.

Vũ khí là vật gây lo sợ, ai cũng ghét cho nên người hiểu đạo không dùng binh khí. Chỉ dùng đến nó khi bất đắc dĩ, khi bảo vệ hòa bình, mà dùng đến thì điềm đạm là hơn cả. Chiến thắng mà vui mừng tức là thích giết người. Thích giết người thì không trị được thiên hạ. Chỗ nào đóng quân thì gai góc mọc đầy. Sau cuộc chinh chiến tất có mất mùa.

Việc lành thì trọng bên trái, việc dữ thì trọng bên phải. Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng thương tiếc mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử. Thắng mà không bức người, vì vật mạnh thì có lúc suy. Nếu không như vậy thì là trái Đạo. Trái Đạo thì sớm bị tiêu diệt. Trị nước phải được tiến hành cẩn thận, giống như việc nấu cá nhỏ. Người khôn ngoan làm việc mà không bao giờ xảo trá, tư lợi.


KHÔN, chết


DẠI, chết


BIẾT ... sống


( Trang Tử )


Người chúng ta thường nói: Khôn sống, mống chết. Mới nghe không thể nghi ngờ gì nữa được. Nhưng nếu nghĩ cho sâu, xét cho rộng ta sẽ thấy, chưa ắt: khôn là sống, mà dại là chết ...


Khôn, mà khôn như Hàn Tín, Dương Tu ... thì làm sao mà sống được. Còn dại, mà dại như Phạm Lãi, Tử Phòng ... thì làm sao mà chết được. Cho nên bàn đến Khôn, Dại ... chưa biết lấy gì làm chuẩn đích.


* * * * *


Trang Tử cùng một đệ tử đi chơi trên núi.


Thấy một cây to, cành lá rườm rà. Một tên thợ rừng đứng bên nó mà không đốn. Hỏi tại sao, nó nói: “ Không dùng đặng nó chỗ nào hết”. Trang Tử nói: “ Cây nầy vì bất tài mà đặng sống lâu.”


Ra khỏi núi, Trang Tử ghé nhà người quen. Chủ nhà mừng rỡ, hối trẻ làm thịt chim mòng để nấu ăn. Thằng nhỏ thưa: “ Có một con biết gáy, một con không biết gáy, giết con nào? ”


Chủ nhà nói: “ Giết con không biết gáy.”


Bữa sau, đệ tử hỏi Trang Tử: “ Hôm qua, cái cây trong rừng núi vì bất tài mà sống, còn chim mòng, vì bất tài mà chết. Giá như Thầy phải xử trí như thế nào? ”


Trang Tử cười nói: “ Tài và bất tài , cũng như nhau, đều là quấy cả, nên không thể tránh khỏi luỵ thân ... Chỉ có kẻ nào biết ... là sống mà thôi ...”


KHÔN, chết ...


DẠI, chết


BIẾT, sống ...




* * * * *


Biết lúc khôn, biết lúc dại ... nghĩa là biết thời biết thế. Chung quy chẳng qua biết rõ một chữ “ thời” ...


Lão Tử nói: “ Thông minh duệ trí, thủ chi dĩ ngu; dũng lực chấn thế, thủ chi dĩ khiếp ...”. Mình là bực thông minh, trí thức sâu sắc, hãy biết làm như kẻ ngu khờ ... Mình là bực dũng lực kinh người, hãy biết làm như kẻ nhút nhát ...


Nào đâu có bảo mình phải là đứa ngu! Sự thật là mình phải thật thông minh ... vì chỉ có kẻ thật thông minh mới biết lúc nào nên làm như kẻ ngu được mà thôi.


Lữ Khôn nói: “ ... Thông minh, người ta ghét. Thông minh mà biết làm như ngu, mới thật là khôn kín.”
* * *


Nhưng, biết được chữ Thời đâu phải dễ gì. Thái quá là dở, mà bất cập cũng không hay. “ Người trí đi quá mực Trung; kẻ ngu theo không kịp mực Trung ...” ( Trí giả quá chi, ngu giả bất cập chi. ).
Phần đông, chỉ “ biết tiến, mà không biết thối; chỉ biết giữ cho còn, mà không biết làm cho mất; chỉ biết lấy cho được mà không biết bỏ đi ...” nên, hễ hành động thì chắc chắn không khỏi có điều hối hận.”


Trong sách Liệt Tử có câu chuyện này, cũng tạm có thể miêu tả thái độ “ vô khả, vô bất khả” của một người đã học đặng chữ Biết ấy ...


“ Tử Hạ hỏi Khổng Tử : “ Nhan Hồi là người thế nào? ”


Khổng Tử nói: “ Cái nhân của Hồi hơn ta.”


Tử Hạ lại hỏi:


- Tử Cống là người thế nào?


- Cái mau mắn của Tứ hơn ta.


- Tử Lộ là người thế nào?


- Cái dũng của Do hơn ta.


- Tử Trương là người thế nào?


- Cái vẻ trang nghiêm của Sư hơn ta.


Tử Hạ lấy làm lạ, đứng dậy thưa : “ Vậy thì tại sao bốn người ấy lại còn theo Thầy mà học? ”


Khổng Tử nói: “Ở đây ta bảo cho: Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc bất nhân. Tứ chỉ biết mau mắn mà không biết lúc chậm chạp. Do chỉ biết hùng dũng mà không biết lúc nên nhút nhát. Sư chỉ biết trang nghiêm mà không lúc ung dung để hoà đồng với mọi người. Nay gồm tất cả những cái hay của bốn người ấy có mà đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy, họ phải thờ ta làm Thầy mà không có hai lòng.”





CÂU CHUYỆN VỀ NỒI CƠM CỦA KHỔNG TỬ

Năm ấy ở Trung Quốc đang có nạn đói nên Khổng Tử và các môn sinh đều phải vừa làm vừa học để trang trải cuộc sống. Một lần nọ, Khổng Tử thấy mệt và về nhà sớm. Khi về tới nhà thì một môn đệ mà ông giao việc nấu cơm,đang múc một bát cơm khá đầy và ăn một mình. Khổng Tử cảm thấy buồn và như mình đang bị xúc phạm.
Đến lúc các môn đệ về nhà,ông bèn họp tất cả lại và nói :
_Hôm nay ta muốn cúng tổ tiên trước khi ăn cơm,nhưng ta không biết rằng cơm này có "sạch" hay không ?
Vừa dứt lời thì người môn đệ được giao nhiệm vụ nấu cơm đứng lên và nói:
_Thưa thầy, nó không sạch vì vừa nãy, lúc nấu cơm con mở nắp và bất chợt có tro rớt vào nồi .Con vớt ra và định vất đi nhưng thiết nghĩ đang mùa đói nếu con ở nhà nấu cơm mà phung phí thế này thì thật không phải với anh em nên con đã ăn nó. Cơm này không sạch vì đã bị con dùng trước rồi thưa thầy !
Nghe xong,Khổng Tử ngước mặt lên trời mà nói:"Ngay cả ta khi chứng kiến mọi việc vẫn không nghĩ sự thể lại như thế này"

1. Khổng Tử quyền biến:
Khổng Tử và học trò bị nguy khốn ở Trần-Thái, lương thực hết. Khổng Tử sai Tử Cống vào một làng gần đó xin ăn. Chủ nhà biết Tử Cống là học trò Khổng Tử nên nói: “Ta viết một chữ, nếu ngươi đọc được ta sẽ chiêu đãi miễn phí cho thầy trò nhà ngươi”. Tử Cống trả lời: “ Ta là học trò của thánh nhân, mười chữ ta còn đọc được, nói chi là một chữ “. Chủ nhà đưa ra một chữ “ Chân ”. Tử Cống thấy vậy nói luôn: “ Chữ này đến đứa trẻ ba tuổi cũng đọc được, đó là chữ Chân ”. Chủ nhà tức giận mắng Tử Cống: “ Đã không biết lại còn khoác lác, gia nhân đâu đánh cho hắn một trận ”. Tử Cống phải chạy thục mạng để thoát thân. Khổng Tử biết chuyện bèn vào gặp chủ nhà, ông nói: “ Không trách ông đánh hắn, để ta xem sao”. Chủ nhà vẫn đưa ra một chữ “ Chân ”. Khổng Tử bình tĩnh đáp: “ Đây là chữ Trực Bát”. Chủ nhà khâm phục nói: “ Quả là danh bất hư truyền, học vấn của ngài thật là đáng sợ “. Đêm đó, sau khi đã cơm no, rượu say, Tử Cống hỏi Khổng Tử: “ Thưa thầy rõ ràng là chữ Chân sao lại hoá ra chữ Trực Bát ”. Khổng Tử điềm nhiên giảng giải: “ Con ơi, thời đại này không còn Chân ( chân thật, chân chính ) nữa rồi, nếu con cứ giữ mãi chữ Chân thì chúng ta sẽ chết đói mất”.

2. Khổng Tử nổi giận:
Vua nước Tống là Hoàn Khôi khi còn đang sống đã xây sẵn cho mình một ngôi mộ lớn rất tốn kém. Khổng Tử cùng học trò trên đường đi chu du các nước nghe nói, bèn nổi giận nói với bọn học trò:
- Kẻ như thế, thà chết trước còn hơn.
Hoàn Khôi biết chuyện còn tức giận hơn, ra lệnh cho quân sĩ truy sát Khổng Tử. Khi đến nơi, Khổng Tử và học trò đã rời đi nơi khác. Để trả thù, Hoàn Khôi bèn cho quân sĩ quật đổ cái cây mà Khổng Tử cùng học trò đã từng ngồi.



Ảnh vui:GS Lão Tử và GS Khổng Tử. Nguồn: Internet
3. Khổng Tử học đàn:
Khổng Tử học đàn với Sư Tương liền một lúc ba tháng ông không biết đến mùi thịt. Trong thời gian đó ông chỉ học duy nhất một bản nhạc làm cho ông thầy Sư Tương nhiều khi suốt ruột phải giục nên chuyển bản nhạc khác, nhưng Khổng Tử vẫn trung thành với quan điểm của mình cho đến mức tự biết tác giả của bản nhạc đó là ai. Lúc này, Sư Tương cũng phải kính phục Khổng Tử.


4. Khổng Tử khó tính:
Khổng Tử được học trò ca ngợi “ Nghiêm trang mà vui vẻ ”. Nhưng theo sử sách ông cũng là người rất có cá tính: thịt cắt không vuông vắn ông không ăn, thức ăn chín quá cũng không ăn, nước chấm không thích hợp không ăn, rượu thịt mua ở chợ không dùng ; cắt áo thì tay bên phải ngắn hơn tay bên trái để dễ làm việc ; khi đi qua đám tang phải đi nhanh, ăn tại đám tang không ăn no...


5. Khổng Tử đáp lễ:
Khổng Tử được Dương Hoá ( một loạn thần nước Lỗ ) biếu một con heo sữa quay. Theo tục lệ thời đó, Khổng Tử phải đáp lễ lại. Khổng Tử không muốn gặp Dương Hoá nên nhân lúc hắn không có nhà, Khổng Tử mới lại thăm. Không may cho Khổng Tử khi đi ngang đường, Khổng Tử gặp Dương Hoá, tránh không được, bị hắn hỏi ba câu đại ý là hắn muốn ông ra làm quan cho hắn. Cuối cùng không chịu được nữa, ông đành trả lời hắn qua quýt cho xong chuyện : “Vâng, tôi sẽ ra làm quan ”.

6. Khổng Tử khoác lác:
Khổng Tử rất tự tin vào đường lối và khả năng làm chính trị của mình nên có đôi lúc ông cũng tỏ ra khoác lác. Có lần ông nói cùng các học trò:
- Giả sử có người dùng ta điều hành đất nước thì một năm đã có thành tích tương đối, ba năm sẽ thành công.
Nhưng tiếc thay, lý tưởng cả một đời ông đã thất bại hoàn toàn, ngoài thời gian rất ngắn chấp chính tại nước Lỗ, còn không một nước nào muốn dùng ông cũng như chủ trương chính trị của ông.

7. Khổng Tử “ Hay hỏi ”:
Khổng Tử vào nhà thái miếu xem tế lễ, thấy việc gì ông cũng hỏi, có người thấy vậy bèn hỏi chế diễu ông:
- Ai bảo con ông Thúc Lương Ngột ( cha Khổng Tử ) biết lễ ?
Khổng Tử trả lời luôn :
- Không biết thì hỏi. Như thế chính là lễ đấy.


8. Khổng Tử “ Chết mới được nghỉ ngơi ” :
Tử Cống, một học trò giỏi của Khổng Tử, hỏi :
- Khi nào thì con được nghỉ ngơi?
Khổng Tử nói:
- Con muốn nghỉ ngơi sao? Lúc nào ngắm thấy cái huyệt đào nhẵn, trông thấy cái mồ đắp chắc chắn, ngó thấy mọi người đi đưa cách biệt hẳn mình, thì lúc này là lúc con được nghỉ ngơi đó.


9. Khổng Tử “Dạy tất ” :
Khổng Tử chủ trương dạy học cho tất cả mọi loại người (Hữu giáo vô loại). Theo tục lệ thời đó học trò muốn học phải có một chút lễ biếu thầy, gọi là để nhập môn.. Khổng Tử nói :
- Chỉ cần học trò có lòng, một chút lễ mọn (gọi là có) là ta nhận ngay.
Theo quan điểm đó ông muốn mọi người ai cũng được giáo dục, cũng chính vì vậy ông rất quý những học trò nghèo mà có tài đức như : Nhan Uyên, Trọng Cung, Công Dã Tràng, Nguyên Hiến, Tử Lộ... thậm chí ông còn gả con gái của mình cho Công Dã Tràng.
10. Khổng Tử có bao nhiêu học trò giỏi ?


Khổng Tử và các học trò. Hình: Internet
Tương truyền học trò của Khổng Tử có 3000 người, trong đó có 72 người giỏi (Thất thập nhị hiền). Theo tính toán của máy tính điện tử thời đại kỹ thuật số này thì tỷ lệ học trò giỏi của vị “Vạn thế sư biểu ” (Người thầy của muôn đời) Khổng Tử chỉ có 2,4 %.



11. Khổng Tử bi quan:
Trong số các học trò của Khổng Tử, Nhan Uyên là người được ông yêu quý nhất và cũng là người hiểu ông nhất. Sau khi Nhan Uyên chết, ông thường hay buồn, phàn nàn với Tử Cống rằng:
- Không có ai hiểu ta.
Tử Cống hỏi lại :
- Sao thầy lại than là không có ai biết thầy?
Khổng Tử buồn bã đáp:
- Ta không oán trời, không trách người, học đạo lý từ chỗ thấp tới chỗ cao. Hiểu ta có lẽ chỉ có trời chăng?


12. Khổng Tử vui tính :
Khổng Tử được học trò của ông đánh giá : Ở xa thì đoan trang đáng kính, lại gần thì ôn hoà đáng yêu. Đúng vậy, có những lúc ông có các hành động và lời nói làm cho chúng ta cũng phải buồn cười. Một người bạn của ông là Nguyên Nhưỡng sống rất phóng túng, bỏ hết cả lễ nghĩa. Khổng Tử gặp ông này, lấy gậy gõ nhẹ vào ống chân và mắng : “ Hồi nhỏ không biết kính thuận người trên, lớn lên không làm được gì đáng khen, già rồi mà không chết. Như vậy chỉ báo hại người ta thôi ”. Hay như có lần Tử Cống hỏi: “ Giá như có một viên ngọc tốt tại đây, thì nên bỏ nó vào hộp mà giấu đi chăng? Hay là mong cho được giá mà bán đi? ”. Khổng Tử đáp vui rằng: “ Nên bán đi! Nên bán đi! Nhưng ta còn đợi cho được giá”. Hay như một lần khác đi qua đất Vũ Thành, một vùng đất nhỏ do Tử Du, học trò của Khổng Tử cai quản, thấy mọi người thực hiện các lễ nghi như một nước lớn, Khổng Tử bèn nói cùng các học trò : “Giết gà thì cần gì dùng dao mổ trâu ”. Tử Du nghe vậy đáp lại : “Ngày xưa học trò này thường nghe thầy dạy rằng : Người quân tử ở ngôi trên cao nhờ biết học đạo lý mà tuân theo nhà cầm quyền ”. Khổng Tử nói rằng : “ Này các đệ tử, trò Yển (Tử Du) nói đúng đó, mấy lời ta vừa nói chỉ là nói đùa mà thôi”.

13. Khổng Tử lạc quan :
Khổng Tử cùng học trò chu du qua hai nước Trần - Thái, bị quan quân của họ bao vây giữa một cánh đồng, cả đoàn không chạy kịp. Tình thế lúc đó hết sức nguy hiểm : hết lương thực, nhiều học trò ốm liệt giường, trong khi ấy Khổng Tử vẫn thản nhiên đọc sách và gảy đàn. Đệ tử có người bất bình, Tử Lộ tức giận hỏi ông :
- Người quân tử cũng có lúc khốn cùng ư?
Ông bình thản đáp:
- Người quân tử có lúc khốn cùng thì giữ vững chí khí còn kẻ tiểu nhân khốn cùng thì phóng túng làm càn.
.
14.Khổng Tử bất nhã:
Khổng Tử được người đời tôn làm Thánh nhân, nhưng bản thân ông không bao giờ tự nhận mình như vậy. Câu danh ngôn nổi tiếng của ông là “Nhân vô thập toàn”. Ông sống cũng rất con người, cũng có những lỗi lầm như chúng ta. Có lần ông đã cố ý tỏ ra bất nhã: Nhụ Bi đến thăm, ông không muốn tiếp người này bèn sai người ra bảo rằng ông bị ốm, người này vừa ra tới cửa, ông cầm ngay cây đàn sắt lên gảy và hát cố ý cho Nhụ Bi nghe thấy.

15. Khổng Tử không biết:
Tử Cống hỏi Khổng Tử:
- Người chết rồi còn có biết gì không hay không biết gì nữa?
Khổng Tử nói:
- Nếu ta nói rằng “ Người chết có biết ”, thì ta sợ những người con hiếu, cháu thuận sẽ liều thân để chết theo cha mẹ, ông bà. Nếu ta nói rằng : “ Người chết không biết gì ”, thì ta lại e những con cháu bất hiếu bỏ xác cha mẹ, ông bà mà không chôn. Nhà ngươi muốn biết người chết có biết hay không biết, thong thả đợi đến lúc chết thì khắc biết. Sự biết ấy tưởng cũng không muộn gì cho lắm.

16. Khổng Tử “ Bất nhất ”:
Khổng Tử và học trò đi qua nước Bồ, ông muốn sang nước Vệ. Lúc này, nước Bồ đang có loạn, người Bồ ngăn ông lại, nói : “Ông đồng ý không sang nước Vệ thì chúng tôi mới để cho ông ra khỏi nước Bồ”. Thế là Khổng Tử buộc phải lập minh ước với người Bồ là thề sẽ không đi sang nước Vệ. Khi người nước Bồ vừa đi khỏi, Khổng Tử cho xe chạy thẳng sang nước Vệ. Tử Cống rất bất bình, tức giận hỏi Khổng Tử:
- Minh ước đã lập liệu có làm trái được lời thề hay không?
Khổng Tử điềm nhiên nói:
- Minh ước bị ép buộc ngay cả quỷ thần cũng không thể nghe theo nữa là.

17. Khổng Tử với người mù:
Khổng Tử vào nhà thái miếu gặp một nhạc sư mù tên là Miện. Lúc gần đến thềm, Khổng Tử nói với ông ta: “ Đây là thềm “. Khi vào trong nhà, Khổng Tử lại hướng dẫn tận tình ông ta “ Đây là chiếu”, “ Ông ngồi đây”. Tử Trương, một học trò hỏi Khổng Tử: “ Đây có phảI là cách nói chuyện với người mù không?”. Khổng Tử đáp: “ Đúng, đây là cách giúp đỡ người mù thiết thực nhất”.

18. Khổng Tử “Bó tay”:
Khổng Tử đi chơi gặp hai đứa bé đang cãi nhau, hỏi tại làm sao, một đứa nói: “Tôi, thì tôi cho rằng mặt trời, lúc mới mọc, ở gần ta hơn, về buổi trưa mặt trời ở xa ta hơn “.
Còn đứa kia nói: “Tôi, thì tôi cho rằng mặt trời, lúc mới mọc, ở xa ta hơn, về buổi trưa mặt trời ở gần ta hơn “.
Đứa trước cãi: “ Mặt trời lúc mới mọc to như cái bánh xe, đến giữa trưa nhỏ như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta nó mới nhỏ, tại gần ta nó mới to là gì? ”
Đứa sau cãi: “ Lúc mặt trời mới mọc thì mát mẻ, đến giữa trưa thì nóng nực, thế chẳng phải tại gần ta nó mới nóng, xa ta nó mới mát là gì?”
Khổng Tử nghe nghe thấy thế không biết phân xử ra sao.
Hai đứa bé cười, bảo: “ Thế thì cho ông là người học rộng hiểu nhiều thế nào được”.

19. Khổng Tử “ Trung dung”:
Tăng Tử, một học trò giỏi của Khổng Tử, hỏi thầy: “ Thưa thầy có cách gì giữ cho đầy mà không đổ không? “.
Khổng Tử giảng giải : “ Thông minh thì giữ mình bằng cách ngu độn, công lao lớn thì giữ mình bằng cách khiêm tốn, sức khoẻ hơn người thì giữ mình bằng cách nhút nhát, giàu có bốn bể thì giữ mình bằng cách nhún nhường. Đó là cách đổ bớt đi để giữ cho khỏi quá đầy mà đổ ".

20. Khổng Tử “ Một mà thông suốt “:
Một học trò hỏi Khổng Tử nhận xét:
- Đạo của thầy cao quá nên người ta không theo được, thầy có buồn không ?
Khổng Tử nói:
- Đạo của ta chỉ có một điều mà thông suốt cả. Đó là : “ Việc mình không muốn đừng mang cho người khác ”.

Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012

CÁCH HỌC THUỘC LÒNG TIẾNG ANH - PHƯƠNG PHÁP CRAZY ENGLISH

Nguồn gốc
Phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp do một giáo viên người Trung Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu, phương pháp Crazy English không được ủng hộ bởi nó đi ngược lại các mô hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không những thế, Crazy English còn phải chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung Quốc truyền thống, những người luôn yêu mến bản sắc phương Đông về sự kiềm chế, khiêm tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên trì phát triển, tuyên truyền phương pháp này qua các học trò của mình, và dần thu được những thành công cực kỳ to lớn. Cho đến bây giờ, Crazy English đã trở thành phương pháp học tiếng Anh của hơn 20 triệu người ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn một trăm hãng thông tấn từ 30 nước, bao gồm cả từ Mỹ, Canada, Australia đã phỏng vấn ông, và đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã làm một chương trình phát hình trực tiếp về phương pháp Crazy English. Một bộ phim tài liệu về ông đã được làm. Sau đây, chúng ta sẽ cùng làm quen với những tư tưởng của phương pháp học tiếng Anh thú vị này.


Nguyên lý
Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Crazy English khuyên nên học thuộc các câu. Câu được học thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng đến ngữ âm và ngữ điệu. Và như vậy, người học sẽ nghe được một câu hoàn chỉnh, từ đó cũng nói được một câu hoàn chỉnh, đồng thời có thể luyện được cách phát âm chuẩn của cả câu. Theo cách truyền thống, người ta học từ vựng, rồi sử dụng ngữ pháp nối các từ thành câu để sử dụng, cách thức như thế sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái khung chật chội, trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa, nhiều “tiếng lóng” và nghĩa bóng, mà ngữ pháp chính quy không thể theo sát và biểu đạt nổi. Vì vậy, chỉ có cách học thuộc lòng cả câu thì mới nắm vững được toàn bộ ý nghĩa cũng như các sắc thái biểu cảm của câu đó.

Crazy English đưa ra lý luận rằng, chỉ cần học thuộc một số lượng mẫu câu nhất định thì sẽ giao tiếp được bằng tiếng Anh: học 500 câu cơ bản – giao tiếp được bằng tiếng Anh, học 5000 câu cơ bản – viết văn được bằng tiếng Anh, học 50000 câu cơ bản – trở thành một nhà ngôn ngữ học tiếng Anh. Khi tích lũy đủ một số lượng câu nhất định, thì trình độ tiếng Anh của người học sẽ tự nhiên giỏi lên bất ngờ.

Lý Dương cho rằng, học thuộc là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai. Ông quan niệm: “Sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu; Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ; Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt; Trước lạ sau quen”. Học thuộc phải học thuộc triệt để, tức là đến khi ngấm vào máu thịt không thể nào quên. Để học thuộc được như vậy thì phương pháp tốt nhất là lặp đi lặp lại thật nhiều lần, 100 lần, 1000 lần, … đến mức có thể “buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên. Giống hệt những bậc đại sư võ thuật luyện võ vậy!

Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ hình thành sau hàng trăm, hàng ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Chính trí nhớ này sẽ quyết định cho khả năng tiếng Anh của một người.


Như vậy, phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt của Lý Dương dựa trên hai nguyên lý:
- Thứ nhất, câu là đơn vị cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh, do đó học tiếng Anh tức là học câu.
- Thứ hai, học thuộc lòng triệt để là phương pháp tốt nhất để học tiếng Anh.

Phương pháp của Lý Dương xuất phát từ một thực tế đó là trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh hàng ngày thì mọi người sử dụng câu để giao tiếp với nhau, và mỗi tình huống chỉ sử dụng một số lượng câu nhất định. Như vậy phương pháp này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trở lại đáp ứng thực tiễn. Đồng thời nó còn dựa trên việc ứng dụng quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Thể hiện cụ thể đó chính là tư tưởng học thuộc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành “trí nhớ cơ bắp”, cũng như việc tích lũy vốn câu học thuộc để quyết định khả năng tiếng Anh giỏi hay kém.


Phương pháp, cách thức cụ thể
Từ những nguyên lý cơ bản và các cơ sở triết lý trên, Lý Dương đưa cách thức và trình tự tiến hành học theo Crazy English cụ thể như sau:

- Chuẩn bị tâm thế
Phải chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Phải coi tiếng Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự tin với trí nhớ của mình, không quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ “buột miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên trì sẽ sáng tạo nên kỳ tích.

- Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu
Mỗi ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau: đầu tiên là nghe băng để nhận biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn, cuối cùng là nói nhanh cả câu trong một hơi. Việc học thuộc theo cách thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại nhiều lần. Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn. Việc luyện nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả năng cảm nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ điệu. Vì thông thường trong giao tiếp nhiều lúc khi đối tượng nói nhanh, nói lướt ta không nghe được hết nhưng cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì, có ý nghĩa gì. Việc lặp đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt để, ăn sâu vào trí não không thể quên được và khi cần có thể buột miệng nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Quá trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học theo băng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

- Mỗi tuần học thuộc một bài văn
Mỗi tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là chuyện vặt. Để học thuộc đoạn văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc. Mỗi bài khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để học thuộc lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có thể viết ra được. Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt rồi nghĩ hiểu là được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất não” chúng ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!

- Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!
Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của việc học thuộc lòng là: “Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất mỗi ngày có thể tranh thủ được thời gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao: trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa nhảy vừa học, cũng có thể đọc thầm.

Kiên trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi phàm. Trung bình mỗi ngày học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150 câu, ba tháng học thuộc 450 câu là có thể cơ bản giao tiếp được bằng tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10 câu tương tự. do vậy học thuộc lòng 100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…

Trên đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh theo phương pháp Crazy English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi ngược lại quan niệm dạy và học tiếng Anh từ trước đến nay, nhưng Crazy English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và khách quan, và có thể áp dụng vào việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn. Tính đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm trong thực tế.


Cách học thuộc:
1.- Nghe băng
2.- Đọc chậm, to, rõ, chính xác
3.- Đọc lướt nhanh cả câu
4.- Lặp đi lặp lại 100 lần => buột miệng nói ra được => nên mới gọi là crazy
Phương châm: "cần cù hơn thông minh"






Sau đây là các quy tắc mà tác giả Lý Dương đúc kết được:



45 Quy tắc vàng nhanh chóng đột phá Crazy English


1.Phương pháp học ngoại ngữ tốt nhất, tiên tiến nhất chính là ở Trung Quốc:
Thứ nhất, sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu.

Thứ hai: Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ.
Thứ ba: Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt.
Thứ 4: Trước lạ sau quen! Tôi tin tưởng rằng, mọi người đều biết câu danh ngôn đó, nhưng điều đáng tiếc là, không có mấy người làm được! Vì thế mà những người thành công mãi mãi vẫn là thiểu số.

2. “Học thuộc” là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai! Cần tổ chức cuộc thi học thuộc lòng giữa giáo viên và học sinh vào mỗi tháng, thậm chí mỗi tuần!

3.Cuộc đời tôi thay đổi nhờ vào sự học thuộc lòng! Bản thân vốn thi lại tiếng Anh 3 lần, tôi đã quyết tâm chinh phục tiếng Anh, thế là tôi tìm những bài văn tiếng Anh và bắt đầu học thuộc. Không ngờ rằng bài văn hơn 1000 từ đó lại có đến những hơn 300 từ mới, nhưng tôi không có rút lui. Tôi cắn răng chịu đựng, tra từ điển một cách điên cuồng mất gần hai ngày, sau đó lại điên cuồng học thuộc mất đến 6 ngày. Cho đến bây giờ tôi vẫn có thể đọc thuộc được bài văn đó, bài văn này quả đã hoàn toàn làm thay đổi tôi.

4. Vì sao làm bài tập điền trống khó, bài tập đọc hiểu khó, viết bài luận khó, chính là do bởi vì từ trước đến nay các bạn chưa “học thuộc một cách hoàn toàn”. Không “học thuộc một cách hoàn toàn” thì không thể nào có được cảm giác về ngôn ngữ được.

5. Cảm giác ngôn ngữ chính là biến số của đọc to và đọc thuộc.

6. Các bạn học sinh không thích đọc thuộc bài khóa có những lý do chính đáng dưới đây: Thứ nhất, bài khóa khó học, thứ hai: học xong lại quên; thứ ba: không có thời gian học thuộc; thứ 4: học xong không có ích mấy cho thi cử. Những lý do này đều rất đầy đủ!

7. Năm bí quyết học thuộc:


A, ngày nào cũng học, không được ngừng lại dù chỉ một ngày, giống như ăn cơm vậy; như vậy, cảm giác về ngôn ngữ của bạn ngày nào cũng đều được nâng cao!

B: Nhất định cần phải đọc theo băng, như thế mới có thể đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.



C: học thuộc rồi vẫn tiếp tục phải học nữa, cho đến khi nào nó dường như ngấm vào máu thịt mới thôi.



D: Hãy tận dụng những thời gian vặt vãnh của bạn để học, như vậy hiệu quả sẽ là tốt nhất.



F: Hãy viết ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
8. Tâm thái tốt nhất để học thuộc: Thứ nhất, hãy tràn trề tự tin với trí nhớ của mình; thứ hai, không nên quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không học thuộc, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ, thì bài khóa cho dù khó đến mấy chăng nữa vẫn có thể buột miệng nói ra được!

9. Bài khóa học không thuộc được không có liên quan gì đến chỉ số IQ của bạn cả, chỉ là bởi vì bạn lặp lại vẫn chưa đủ nhiều mà thôi! Chỉ cần lặp lại một cách cuồng nhiệt, thì đều có thể học thuộc được bài khóa.

10. Phương pháp tôi ủng hộ đó là: Lăp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học thuộc! Có gieo hạt tất có thu hoạch! Nhất định sẽ thành công! Lặp lại nhiều lần, muốn quên đi cũng khó! Không cần phải có áp lực tinh thần!

11. Cần học thuộc lòng triệt để! “Học thuộc triệt để” chính là lặp lại 100 lần, thậm chí 1000 lần, đạt được đến mức có thể “ buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên! Giống hệt những bậc đại sư võ thuật vậy!

12. Mỗi tuần ít nhất cần “học thuộc triệt để” một bài văn!

13. Sự thành công của việc học tiếng Anh kì thực rất dễ, chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một cách lưu loát, đương nhiên, thi cử lúc đó chỉ còn là chuyện vặt.

14. Tôi không tán thành học thuộc toàn bộ bài khóa! Quá lãng phí thời gian! Tôi tán thành: Đọc thuộc toàn bài, chỉ học thuộc long một đoạn! Mỗi một bài khóa nhất định cần chọn lấy một đoạn để học thuộc “làu làu như cháo chảy” Tốt nhất có thể viết ra được! Như vậy rất có lợi cho việc thi cử!

15. Phương pháp mà chỉ cần đọc qua một vài lượt, cứ nghĩ rằng hiểu là được rồi là phương pháp học “cực kì sai lầm”.

16. Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất của não” chúng ta, hiểu cũng chỉ có thể dừng lại ở tầng nông mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!

17. Sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều dựa vào học thuộc lòng! Người có trình độ tiếng Ạnh tốt đều nhờ vào “sự nỗ lực học thuộc lòng” mà thành công!

18. Lưu Tường kì thực “mỗi ngày đều học thuộc lòng”, bởi vì mỗi ngày anh ấy đều lặp lại cùng một động tác; Dương Lợi Vĩ ngày nào cũng đều học thuộc lòng, bởi vì ngày nào anh ấy cũng luyện tập lại những “động tác mà anh đã rất quen thuộc”; Các ngôi sao ca nhạc ngày ngày cũng đều đang học thuộc lòng, bởi vì nhiều năm trở lại đây họ đều hát đi hát lại có mấy bài! Nhưng do luyện tập nhiều lần nên họ ngày càng hát hay, ngày càng làm tốt!

19. Học thuộc có thể “nâng cao rõ rệt” được khả năng ghi nhớ! Những vĩ nhân trong lịch sử đều “thong qua học thuộc” mà đạt được khả năng ghi nhớ phi thường!

20. Luôn mang theo một quyển sách, “mọi lúc mọi nơi” đều có thể đọc to và học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt, khả năng ghi nhớ của bạn nhất định sẽ có những thay đổi vĩ đại. Chỉ cần kiên trì một thời gian, bạn sẽ đạt được “khả năng siêu việt nhìn lướt cũng khó quên”.

21. Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ! Chỉ có học thuộc lòng mới có thể chính thức nắm vững được ngôn ngữ, đạt đến được cảnh giới “buột miệng nói ra”.

22. Học thuộc lòng có thể kích hoạt từ vựng và ngữ pháp! Học thuộc lòng giúp mang lại sức sống cho từ vựng và ngữ pháp.

23. “Học thuộc lòng một cách máy móc” chính là cơ sở của bồi dưỡng sức sáng tạo và giáo dục tố chất, bởi vì chỉ có “chết đi” mới có thể “sống lại”.

24. Lặp lại chính là sức mạnh. Sức mạnh sáng tạo nên kì tích.

25. Nền giáo dục Do Thái đã bồi dưỡng ra rất nhiều người giành giải thưởng Nobel, nền giáo dục của họ chính là “lấy việc học tập kiểu ghi nhớ làm trung tâm”, nhấn mạnh “đọc to nhiều lần”!

26. Học thuộc lòng có tác dụng to lớn đối với việc nâng cao khả năng lý giải, khả năng ghi nhớ và khả năng biểu đạt, cả ba khả năng này đều được nâng cao đồng thời! Nghe được tin tốt lành này vậy bạn hãy lập tức bắt đầu học thuộc đi!

27. Học thuộc một bài văn “khó” “tốt hơn gấp 100 lần” học thuộc những bài văn đơn giản.

28. Nhất định cần phải tràn đầy tự tin đối mặt với khó khăn, cũng chính là những bài văn khó! Bài văn khó đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ không chịu đựng nổi sự lặp đi lặp lại từ 20 đến 30 lần 1 ngày, càng đọc tình cảm của bạn đối với nó càng trở nên sâu đậm, càng đọc càng đơn giản, cuối cùng tất cả đều chỉ là “chuyện vặt”!

29. Sách đọc trăm lần, Ý tự hiện ra. Có thể đọc được 100 đã có thể trở thành thiên tài rồi, đáng tiếc là đại đa số mọi người chỉ muốn hoặc chỉ biết đọc 1 hoặc 2lượt, nên họ đành trở thành những người bình thường!

30. Việc học thuộc lòng của tuyệt đại số học sinh đều thuộc dạng “tưởng thuộc nhưng chưa thuộc”, chưa hề triệt để một chút nào, chưa hề tình nguyện một chút nào, số lần lặp lại “còn lâu mới đủ”, như thế không có ích mấy cho việc học tiếng Anh, hơn nữa chỉ làm lãng phí thời gian mà thôi.

31. Trí nhớ hình thành sau trăm ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Học thuộc triệt để giúp hình thành “trí nhớ cơ bắp” vĩ đại.

32. Khi vừa bắt đầu học thuộc “tương đối khó khăn” (reciting is extremely difficult in the beginning.), nhưng khả năng ghi nhớ trong quá trình học thuộc lòng, sẽ “dần dần được nâng cao”! Bạn sẽ càng học càng thông minh! Nhất định không được hoài nghi bản thân mình (Never doubt yourself!)

33. Chỉ cần bạn “kiên trì” học thuộc lòng trong 3 tháng, bạn nhất định sẽ đạt được “khả năng ghi nhớ phi phàm!” Suốt đời bạn sẽ không phải phiền não vì khả năng ghi nhớ của mình nữa!

34. Thời gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết học thuộc lòng là: Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa! Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần!

35. Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần bạn tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được rồi! Đương nhiên, tốt nhất mỗi ngày có thể “tranh thủ thời gian vặt vãnh” để lặp lại từ 20 lần trở lên!

36. Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao! Trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn…

37. Dùng phương pháp học thuộc lòng để điều tiết các môn Toán, Lý, Hóa hiệu quả cũng đặc biệt tốt! Toán học học mệt rồi, vật lý học mệt rồi, hóa học học mệt rồi, đều có thể tiến hành “học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt”!

38. Khi học thuộc lòng có thể rất cuồng nhiệt, cũng có thể rất yên tĩnh! Có thể vừa nhảy vừa học, vừa chạy vừa học, cũng có thể đọc thầm!

39. Giáo viên không học thuộc bài khóa là “giáo viên không đủ tiêu chuẩn”! Hi vọng rằng các thầy cô giáo khi đọc xong đừng tức giận! Những giáo viên học thuộc bài khóa không những có thể dạy tốt tiếng Anh, mà còn có thể nói tiếng Anh rất lưu loát.

40. Để khiến cho trình độ tiếng Anh của mình “không ngừng nâng cao”, để nêu một “tấm gương sáng ngời” cho học sinh noi theo, người giáo viên nhất định phải gương mẫu học thuộc trước tiên!

41. Trước khi lên lớp nhất định cần đọc to một bài văn ngắn một lượt, hoặc một đoạn của bài văn, nêu một tấm gương sáng chói cho học sinh, để cho giáo viên và học sinh cùng bước vào “trạng thái Anh ngữ” cuồng nhiệt! Nếu có thể làm được như vậy, ngôi trường này nhất định sẽ là ngôi trường học tiếng Anh tốt nhất toàn Trung Quốc!

42. Học thuộc lòng có thể nâng cao nhanh chóng “khí chất” của một cá nhân! Làm một người có khí chất phi phàm chính là ước mơ của mỗi người! Hãy cùng bắt đầu cuồng nhiệt học thuộc lòng nào các bạn ơi!

43. Học thuộc lòng là một thói quen vĩ đại, một khi có được thói quen này, bạn sẽ thu lợi suốt cả đời!

44. Học thuộc lòng giúp mang lại niềm vui cho cuộc sống mỗi ngày của bạn! Những con chữ đẹp đẽ kia sẽ không ngừng làm sạch tâm hồn bạn, không ngừng tạo dựng khả năng ăn nói của bạn, không ngừng nâng cao sự tự tin của bạn, đương nhiên cũng không ngừng làm tăng thêm khả năng thi cử của bạn!

45. Cuối cùng vẫn cần phải nói với mọi người rằng: Kiên trì sáng tạo nên kì tích! Nhất định cần tiếp tục kiên trì! Tổ quốc cần chúng ta phải kiên trì! Ba mẹ cần chúng ta phải kiên trì! Thầy giáo cần chúng ta phải kiên trì! Thành tựu trong tương lai của chúng ta càng cần chúng ta phải kiên trì.

Nguồn bài viết: http://hoctienganh.info/read.php?560#ixzz22gbOaRCx

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tác giả: Huy Cận

Các vị La Hán chùa Tây Phương
Tôi đến thăm về lòng vấn vương
Há chẳng phải đây là xứ Phật,
Mà sao ai nấy mặt đau thương?

Đây vị xương trần chân với tay
Có chi thiêu đốt tấm thân gầy
Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt
Tự bấy ngồi y cho đến nay.

Có vị mắt giương, mày nhíu xệch
Trán như nổi sóng biển luân hồi
Môi cong chua chát, tâm hồn héo
Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Có vị chân tay co xếp lại
Tròn xoe tựa thể chiếc thai non
Những đôi tai rộng dài ngang gối
Cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn….

Các vị ngồi đây trong lặng yên
Mà nghe giông bão nổ trăm miền
Như từ vực thẳm đời nhân loại
Bóng tối đùn ra trận gió đen.

Mỗi người một vẻ, mặt con người
Cuồn cuộn đau thương chảy dưới trời
Cuộc họp lạ lùng trăm vật vã
Tượng không khóc cũng đổ mồ hôi.

Mặt cúi mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau
Quay theo tám hướng hỏi trời sâu
Một câu hỏi lớn. Không lời đáp
Cho đến bây giờ mặt vẫn chau.

Có thực trên đường tu đến Phật
Trần gian tìm cởi áo trầm luân
Bấy nhiêu quằn quại run lần chót
Các vị đau theo lòng chúng nhân?

Nào đâu, bác thợ cả xưa đâu?
Sống lại cho tôi hỏi một câu:
Bác tạc bấy nhiêu hình khô hạnh
Thật chăng chuyện Phật kể cho nhau?

Hay bấy nhiêu hồn trong gió bão
Bấy nhiêu tâm sự, bấy nhiêu đời
Là cha ông đó bằng xương máu
Đã khổ, không yên cả đứng ngồi.

Cha ông năm tháng đè lưng nặng
Những bạn đương thời của Nguyễn Du
Nung nấu tâm can vò võ trán
Đau đời có cứu được đời đâu.

Đứt ruột cha ông trong cái thuở
Cuộc sống giậm chân hoài một chỗ
Bao nhiêu hi vọng thúc bên sườn
Héo tựa mầm non thiếu ánh dương.

Hoàng hôn thế kỷ phủ bao la
Sờ soạng, cha ông tìm lối ra
Có phải thế mà trên mặt tượng
Nửa như khói ám, nửa sương tà.

Các vị La Hán chùa Tây Phương!
Hôm nay xã hội đã lên đường
Tôi nhìn mặt tượng dường tươi lại
Xua bóng hoàng hôn, tản khói sương.

Cha ông yêu mến thời xưa cũ
Trần trụi đau thương bỗng hoá gần!
Những bước mất đi trong thớ gỗ
Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.