Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG KHOA HỌC QUẢN LÝ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ

Quản lý là một tất yếu khách quan
 Con người ngay từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại do tập tính vốn có của sinh vật (động vật có cảm giác) con người (động vật có ý thức về mình và người khác):

• Tập tính vồ mồi – để được sống
• Tập tính cần sống chung - để có thể sống an toàn
• Tập tính con đầu đàn - quyền lực, cạnh tranh, phân cấp
• Tập tính bắt chước - học hỏi, tiếp thu
• Tập tính có khả năng tư duy (tự do, sáng tạo)
• Tập tính muốn hiểu biết và mở rộng môi trường sống (đối ngoại, giao tiếp)

 Con người đã biết quy tụ nhau lại thành bầy, nhóm để tồn tại với hai mục tiêu:
• Bảo đảm được sống trong môi trường (kiếm được cái ăn, chống trả sự tấn công của thú dữ, thiên tai, bầy nhóm khác)
• Phát triển (để kiếm sống tốt hơn, có môi trường sống lớn hơn)

• Trong quá trình sống chung với nhau, con người có thói quen luôn chú ý đến những người đồng loại và môi trường xung quanh=> đặc điểm của con người:

 Biết tự điều khiển lấy mình => thuộc tính: con người cần cuộc sống có bè bạn, có cộng đồng
 Có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm của mình đối với người khác => thuộc tính con người cần cuộc sống tự do, sáng tạo, có quyền lực để chi phối tác động đến người khác.

• Từ hai đặc điểm + hai thuộc tính + sự phát triển lực lượng sản xuất => xuất hiện nhóm với tư cách tổ chức xã hội là một tất yếu.

• => Tổ chức là sự liên kết các con người với các phương tiện cùng hoạt động theo một định hướng với mục tiêu xác định dựa trên các nguyên tắc và quy tắc nhất định.


 Các tổ chức tuy rất khác nhau về mục đích tồn tại và phương thức hoạt động nhưng đều mang những đặc điểm chung cơ bản sau đây:

 Tổ chức phải bao gồm nhiều người và do đó phải có các liên kết, phối hợp những con người trong tổ chức đó là=> tổ chức phải có những người có ý chí và có khả năng chi phối các người khác với tư cách là thủ lĩnh (vai trò là chủ thể quản lý)

 Tổ chức bao giờ cũng có định hướng và mục tiêu nhất định do chủ thể đưa ra, hướng vào đáp ứng các tập tính của con người: đảm bảo cuộc sống cho con người và gia định họ; chấp nhận sự phát triển chênh lệch giữa các cá nhân trong tổ chức, nhưng không thể duy trì bất bình đẳng; phải tạo cho mọi người trong tổ chức cơ hội phát triển; cho con người có điều kiện tự do, tư duy, sáng tạo. Những người trong tổ chức và các nguồn lực khác chịu sự tác động của chủ thể quản lý là đối tượng bị quản lý.

 Tổ chức bao giờ cũng có mối quan hệ tương đương với các tổ chức khác (khách thể quản lý) mối tương tác này được gọi là môi trường của tổ chức

 Tổ chức phải có những phương tiện làm việc nhất định với tư cách là các công cụ phải có để hoạt động;

 Việc thực hiện nhiệm vụ liên kết, phối hợp các thành viên trong tổ chức và gắn với mối trường để đạt được định hướng, mục tiêu của tổ chức chính là hoạt động quản lý.



 => Hoạt động quản lý không những phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tập thể, mà còn cần thiết <=> Nếu không có những hoạt động đó, mọi người trong tập thể sẽ không biết ai phải làm gì, làm vào lúc nào. Hoặc sẽ làm một cách lộn xộn.

 => Quản lý như vậy là một hoạt động tất yếu của tổ chức, mà tổ chức là một hiện tượng xã hội trong tiến trình phát triển của lịch sử và nó chịu sự tác động của tiến trình lịch sử.

 Khi con người hợp tác với nhau trong tập thể để cùng nhau làm việc, người ta có thể tự phát làm những việc cần làm, theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người => Lối làm việc chung như thế cũng có thể đạt kết quả, hoặc cũng có thể không => Nhưng nếu biết tổ chức hoạt động, thì triển vọng đạt kết quả sẽ chắc chắn hơn. Không những vậy, sẽ còn ít tốn kém NVL, tiền bạc, thời gian hơn.

 => Khi so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí đã tốn kém, ta có khái niệm hiệu quả. Tỷ số (tỷ suất) này càng lớn, chỉ tiêu hiệu quả càng cao.

 Không biết cách quản lý thì cũng có thể đạt kết quả như tổ chức kinh tế khác, nhưng chí phí lại cao hơn. Hoặc chi phí như vậy nhưng kết quả thấp hơn. Tức là hiệu quả kinh tế cả hai trường hợp đều thấp hơn khi so sánh giữa các tổ chức khác nhau.

 Lý do tồn tại của hoạt động quản lý chính là vì muốn có hiệu quả => Và chỉ khi nào quan tâm đến hiệu quả, thì người ta mới quan tâm đến hoạt động quản lý.

Một số định nghĩa về quản lý
 Thuật ngữ "quản lý" tiếng Anh là management có nghĩa là sự quản lý.

 Có tác giả quan niệm: trong thực tiễn thuật ngữ "quản lý" có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau:
 "Quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định;
 "Lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế phát triển.

 Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó.

 Quản lý là một hoạt động thiết yếu nó bảo đảm phối hợp những nỗ lực các nhân nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất (Harol Koontz - Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội 1993).

 Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác (Harol Koontz - Những vấn đề cốt yếu của quản lý. NXB khoa học - Kỹ thuật, 1993).

 Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến của toàn bộ hệ thống nhằm đạt mục đích nhất định (tập thể tác giả Học viện Chính trị quốc gia, 1976).

 Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra (Nguyễn Minh Đạo - Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997).

 Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức (Giáo trình Khoa học quản lý, tập I, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Nxb KH&KT, Hà Nội 2001).

 Theo định nghĩa của các tác giả trong tác phẩm: “Khoa học tổ chức và quản lý - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” - Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý - NXB Thống Kê - Hà Nội - 1999 thì quản lý là “một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung”.

 Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động".

 Một nhóm các nhà khoa học quản lý nước ngoài thì cho rằng: “Quản lý là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm, có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định".

 “Quản lý là : phải biết đào tạo, bồi dưỡng, chia sẻ trách nhiệm, quyền hạn và phải biết ủy quyền”.(Lê Hùng Lâm-Khái niệm, định nghĩa, chức năng chính của quản lý-1997).

 Theo quan điểm hoạt động của một tổ chức: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến”. (Nguyễn Ngọc Quang-Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục - Trường CBQL TW- 1989).

 “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. (Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn thị Mỹ Lộc - Những cơ sở khoa học về quản lý giáo dục - Trường CBQL-Hà Nội 1997).
 Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau:

 Tailor: "Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm" .

 Fayol: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát. Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”.

 Peter F Druker: "Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn. Bản chất của nó không nằm ở nhận thức mà là ở hành động; kiểm chứng nó không nằm ở sự logic mà ở thành quả; quyền uy duy nhất của nó là thành tích".

 => Có thể kể ra nhiều ý kiến khác nhau về định nghĩa quản lý, trên đây chỉ là một vài ý kiến mang tính đại diện trên cơ sở phân tích tổng hợp những quan điểm không giống nhau.

 => Có thể hiểu, quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý (người quản lý) lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường, làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả

• Với định nghĩa trên, quản lý bao gồm các yếu tố sau:

 Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.

 Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối tượng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.

 Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.

 Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là con người (một hoặc nhiều người), giới vô sinh hoặc giới sinh vật.

 Chủ thể quản lý có những đặc trưng cơ bản:

• Chủ thể quản lý là nhân tố tạo ra các tác động quản lý.

 Các tác động quản lý tồn tại ở nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Nó có thể là mục tiêu, nội dung, phương thức quản lý; cũng có thể là các nguyên tắc, phương pháp, phong cách và nghệ thuật quản lý. Hay ở một bình diện khác là các quyết định quản lý.
 Hiệu quả quản lý của các tổ chức tuỳ thuộc phần lớn vào chất lượng của các tác động quản lý đó.
 Việc tạo ra các tác động quản lý lại tuỳ thuộc vào điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
 Cách thức tạo lập các tác động quản lý quy định tính chất và các mô thức quản lý xác định.

• Chủ thể quản lý có một quyền lực nhất định.
 Quyền lực là sức mạnh được thừa nhận. Nó là công cụ và phương tiện không thể thiếu của chủ thể quản lý. Nhờ có quyền lực, chủ thể quản lý mới tạo ra được các tác động quản lý để điều khiển và điều chỉnh hành vi của thuộc cấp.
 Tuy nhiên, việc sử dụng quyền lực như thế nào là một vấn đề quan trọng, có vai trò quyết định tới việc hình thành văn hoá quản lý và do đó ảnh hưởng tới hiệu quả của quản lý.

 Chủ thể quản lý tồn tại ở nhiều quy mô và tầng nấc khác nhau.

 Chủ thể quản lý có thể là một người, một nhóm người hoặc là một tổ chức và tồn tại ở các tầng nấc khác nhau. Với các tổ chức nhỏ, chủ thể quản lý có thể là một người; với tổ chức lớn chủ thể quản lý có thể là một nhóm người; với một quốc gia, khu vực.v.v. chủ thể quản lý là một tổ chức người. Chủ thể quản lý tồn tại dưới các cấp độ: cấp cao, cấp trung, cấp thấp.

 Các hình thức và cấp độ tồn tại của chủ thể quản lý được biểu hiện ở các tuyến quyền lực (ngang - dọc, trên - dưới) và có quan hệ tác động lẫn nhau từ đó tạo nên tính phức tạp của cơ chế quản lý. Việc thiết lập các mối quan hệ quyền lực và phối hợp hoạt động giữa chúng một cách hợp lý là tạo ra cơ chế quản lý khoa học và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu qủa hoạt động của các tổ chức.

 Chủ thể quản lý phải có những năng lực và phẩm chất nhất định.

 Chủ thể quản lý có thể được phân thành ba cấp độ cơ bản (quản lý cấp cao, cấp trung và cấp thấp) song dù ở cấp nào, chủ thể quản lý cũng cần phải có những năng lực và phẩm chất cơ bản.

 Năng lực chuyên môn: Đó là những tri thức cơ bản về chuyên môn liên quan tới lĩnh vực mà người quản lý phụ trách.

 Năng lực làm việc với con người: Đó là khả năng tập hợp, quy tụ nhân lực, biết bố trí, sắp xếp và sử dụng con người hợp với khả năng của họ và thừa nhận những giá trị khác biệt.

 Năng lực tư duy, bản lĩnh và phương pháp tổ chức công việc khoa học: Đó là khả năng nhìn xa, trông rộng, hay có tầm nhìn chiến lược và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Chủ thể quản lý phải có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.

 Những nhóm năng lực và phẩm chất trên không phải do bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành thông qua quá trình học tập, nghiên cứu và trải nghiệm trong thực tiễn. Vì vậy, trong quá trình đào tạo để có được các nhà quản lý vừa có tâm, vừa có tầm thì phải lưu ý tới các lĩnh vực tri thức khoa học phù hợp và phải chú trọng tới vai trò của thực tiễn quản lý.

• Chủ thể quản lý có lợi ích xác định.
 Lợi ích của chủ thể quản lý có thể thống nhất hoặc đối lập với lợi ích của đối tượng quản lý. Điều đó tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

 Song, tính chất của quan hệ lợi ích đóng vai trò quyết định tới tính chất của hoạt động quản lý và hiệu quả của nó.

 Thực tiễn quản lý đã chứng minh rằng, khi lợi ích của chủ thể đối lập với lợi ích của đối tượng thì hoạt động quản lý bị “biến dạng” thành hoạt động cai trị hoặc thống trị. Khi lợi ích của chủ thể thống nhất với lợi ích của đối tượng thì hoạt động quản lý mới được biểu hiện theo đúng nghĩa của nó.

 Tuy nhiên, để có sự thống nhất về lợi ích giữa chủ thể và đối tượng thì phải trải qua một quá trình vận động, biến đổi và phát triển lâu dài của xã hội.

• Đối tượng quản lý có những đặc trưng cơ bản sau:

 Là bên tiếp nhận những tác động quản lý

 Có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình.

 Có thể là một cá nhân, một nhóm, một cộng đồng hay một quốc gia...

 Có quy mô khác nhau

 Việc phân biệt khách thể quản lý và chủ thể quản lý mang tính tương đối. Khách thể quản lý có thể trở thành chủ thể quản lý trong quan hệ quản lý khác.

 Khách thể quản lý có nhu cầu và lợi ích nhất định.

 Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu chung.
 Quá trình tác động này có thể được thể hiện bằng sơ đồ:

• Từ các định nghĩa về quản lý chúng ta có thể nêu những nét đặc trưng phản ánh bản chất của quản lý:
– Quản lý là hoạt động có mục đích của con người;

– Quản lý là sự sắp xếp và thể hịên hợp lý các tác động có mục đích;

– Quản lý là sự lựa chọn và quyết định các phương án tối ưu;

– Quản lý là giảm tính bất định và tăng tính tổ chức của hệ thống (trong thực tiễn, hoạt động tổ chức là nét đặc trưng nhất của quản lý).




Phân loại quản lý
 Quản lý tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, điều đó tuỳ thuộc vào căn cứ phân loại (7 tiêu chí):

 Căn cứ vào quy mô tổ chức, quản lý được phân chia thành (2)
 Quản lý vi mô: quản lý một tổ chức nhỏ, đơn chức năng, đơn mục tiêu
 Quản lý vĩ mô: quản lý một tổ chức lớn, đa chức năng, đa mục tiêu
 => Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi vì trong những quan hệ xác định mà một tổ chức có thể là vi mô, có thể là vĩ mô.

 Căn cứ vào đối tượng, quản lý được phân chia thành (3 dạng)
 Quản lí giới tự nhiên: Quản lý giới tự nhiên thường được hiểu theo nghĩa là chăm sóc, trông coi và bảo vệ.v.v.
 Quản lí hệ thống vật tư, kĩ thuật: Quản lý vật tư, kĩ thuật thường được hiểu theo nghĩa là bảo quản, bảo dưỡng, điều khiển.v.v.
 Quản lí con người - xã hội: Quản lý con người- xã hội được hiểu theo nghĩa là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
 Tuy nhiên, sự phân chia theo căn cứ này cũng mang tính tương đối bởi vì các hệ thống tự nhiên, vật tư, kĩ thuật, công nghệ và con người - xã hội chỉ tồn tại một cách độc lập tương đối, trong thực tế chúng có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Hơn nữa, khi nói tới quản lý, như đã trình bày, xét đến cùng là quản lý hành vi và hoạt động của con người. Về bản chất quản lý là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người.
 Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội, quản lý được chia thành:
 Quản lý kinh tế
 Quản lý hành chính
 Quản lý văn hoá
 Quản lý xã hội.v.v.
 => Sự phân chia này là xét ở cấp độ chung của từng lĩnh vực. Bởi vì, ở từng lĩnh vực hoạt động của con người lại có thể được phân chia thành những cấp độ cụ thể, với những loại hình quản lý chuyên ngành.

 Căn cứ vào các hiện tượng, các quá trình xã hội như là những "hệ thống động", quản lý được chia thành:
 Quản lý biến đổi
 Quản lý rủi ro
 Quản lý khủng hoảng.v.v.
 => Những loại hình quản lý này là biểu hiện của xu hướng tiếp cận hiện đại về quản lý vì chúng có thể bao chứa các loại hình quản lý khác nhau hoặc nhóm gộp một số loại hình quản lý lại với nhau.

 Căn cứ vào chỉnh thể tổ chức hoặc các yếu tố cấu thành tổ chức, có thể phân chia quản lý thành:
 Quản lý tổ chức (Toàn bộ chỉnh thể của một tổ chức)
 Quản lý các yếu tố của tổ chức (Quản lý mục tiêu; Quản lý cơ cấu tổ chức; Quản lý nguồn nhân lực; Quản lý chính sách; Quản lý hệ thống thông tin; Quản lý văn hoá tổ chức)
 Căn cứ vào tính chất của hoạt động quản lý, có thể chia quản lý thành các loại:
 Quản lý chất lượng
 Quản lý chỉnh thể
 Quản lý đổi mới
 Quản lý hài hoà.v.v.

 Căn cứ vào chủ thể của hoạt động quản lý, có thể phân chia quản lý thành:
 Quản lý cá nhân
 Quản lý nhà nước
 Quản lý hành chính nhà nước
 Quản lý xã hội.v.v.
 => Các hình thức quản lý này biểu hiện vai trò của các chủ thể trong các loại hình quản lý khác nhau. Chúng có thể giống nhau về mục tiêu quản lý, nhưng có sự khác biệt về phương thức quản lý.

 => Qua sự phân loại trên, cho thấy quản lý là một lĩnh vực hoạt động chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng, phong phú và tồn tại ở nhiều cấp độ, nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, qua việc phân loại về quản lý sẽ giúp cho nhận thức về quản lý một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Tuy nhiên, quản lý tồn tại dưới bất cứ loại hình nào thì xét đến cùng bản chất của nó là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người.

Những phương diện cơ bản của quản lý
 Quản lý tổ chức thường được xem xét trên hai phương diện cơ bản: tổ chức - kỹ thuật và kinh tế - xã hội:

 Phương diện tổ chức - kỹ thuật của quản lý tổ chức. Phương diện này của quản lý tổ chức giúp chúng ta trả lời các câu hỏi (4):
• Thứ nhất, làm quản lý là làm gì?Cho dù là người đứng đầu một Chính phủ, một công ty, một vụ, một viện, một bộ phận bên trong tổ chức, nhà quản lý đều thực hiện những quá trình quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra, trong đó:
– Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu.
– Tổ chức là quá trình xây dựng và bảo đảm những hình thái cơ cấu nhất định để đạt mục tiêu.
– Lãnh đạo là quá trình chỉ đạo và thúc đẩy các thành viên làm việc một cách tốt nhất vì lợi ích của tổ chức.

• Thứ hai, đối tượng chủ yếu của quản lý là gì?.
– Đối tượng chủ yếu và trực tiếp của quản lý là những mối quan hệ con người bên trong và bên ngoài tổ chức.
– Chủ thể quản lý tác động lên con người, thông qua đó mà tác động đến các yếu tố vật chất và phi vật chất khác như vốn, vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ, thông tin để tạo ra kết quả cuối cùng của toàn bộ hoạt động.

• => Như vậy, xét về thực chất, quản lý tổ chức là quản lý con người, biến sức mạnh của nhiều người thành sức mạnh chung của tổ chức để đi tới mục tiêu.

• Với đối tượng là những mối quan hệ con người, quản lý tổ chức chính là dạng quản lý phức tạp nhất.
• Thứ ba, quản lý được tiến hành khi nào?
 Trong mối quan hệ với thời gian, quản lý là tập trung những cố gắng tạo dựng tương lai mong muốn trên cơ sở của quá khứ và hiện tại.
 Quản lý luôn phản ánh đặc điểm của mỗi giai đoạn lịch sử.
 Đồng thời, quản lý là những hành động có thể gây ảnh hưởng to lớn và lâu dài đối với tổ chức.

• Thứ tư, mục đích của quản lý tổ chức là gì?
 Trong mọi loại hình tổ chức, mục đích hợp lý được tuyên bố công khai của quản lý đều là tạo ra giá trị gia tăng cho tổ chức và các thành viên của nó.
 Nhà quản lý cần tạo dựng được một môi trường mà trong đó mỗi người có thể thực hiện được các mục đích theo nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự không thoả mãn cá nhân ít nhất, hoặc ở đó họ có thể đạt được mục đích ở mức cao nhất với các nguồn lực sẵn có.

 => Phương diện tổ chức - kỹ thuật của quản lý cho thấy có nhiều điểm tương đồng trong hoạt động quản lý ở mọi tổ chức và đối với mọi nhà quản lý. Chính điều này cho phép chúng ta coi quản lý tổ chức là lĩnh vực mang tính khoa học cao và có thể học tập để trở thành nhà quản lý.

• Phương diện kinh tế - xã hội của quản lý. Xét trên phương diện kinh tế - xã hội, quản lý tổ chức phải trả lời các câu hỏi:

• Tổ chức được thành lập và hoạt động vì mục đích gì?
• Ai nắm quyền lãnh đạo và điều hành tổ chức?
• Ai là đối tượng và khách thể quản lý?
• Giá trị gia tăng nhờ hoạt động quản lý thuộc về ai?

• Các tổ chức được những thể nhân, pháp nhân, lực lượng khác nhau tạo ra nhằm thực hiện những mục đích khác nhau.
• Ai nắm quyền sở hữu người đó nắm quyền lãnh đạo tổ chức và họ sẽ quyết định những người nắm quyền điều hành tổ chức.
• Đối tượng quản lý là những người và những nguồn lực được thu hút vào hoạt động của tổ chức.
• Giá trị gia tăng tạo ra được phân phối như thế nào còn phụ thuộc vào mục đích của tổ chức.

 => Với những yếu tố trên, quản lý các cơ quan Nhà nước khác với quản lý các doanh nghiệp, hay nhà trường. Quản lý một doanh nghiệp công nghiệp khác với một doanh nghiệp du lịch. Quản lý cửa hàng thuốc của ông A sẽ khác với quản lý cửa hàng thuốc của ông B. Nói một cách khác, phương diện kinh tế - xã hội thể hiện đặc trưng của quản lý trong từng tổ chức. Nó chứng tỏ quản lý tổ chức vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Quản lý là một nghệ thuật.
Quản lý là một khoa học
 Quản lý là một khoa học
 Bất cứ lĩnh vực nào để trở thành một khoa học phải có 2 điều kiện:
• Phải trải qua quá trình tìm hiểu, nhận biết, tức là quá trình tích luỹ kiến thức;
• Những hiểu biết (kiến thức) phải có tính hệ thống, tính quy luật, phản ánh thực tế, được thực tế kiểm nghiệm và chấp nhận.

 Quản lý là một khoa học, dựa trên một số căn cứ:
 Là kết quả của hoạt động nhận thức đòi hỏi phải có một quá trình không ngừng bổ sung và hoàn thiện. Phải tổng kết rút ra bài học thực tiễn, từ đó mới nhận thức mới đầy đủ.

 Xác định rõ đối tượng nghiên cứu khoa học quản lý là các mối quan hệ quản lý. Do đó phải có quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng các quy luật khách quan, lý luận gắn với thực tiễn, đồng thời bổ sung lý luận.

 Có hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật và những vấn đề có tính quy luật.

 Tóm lại, khoa học quản lý cho chúng ta những hiểu biết về các quy luật, nguyên tắc, phương pháp, kỹ thuật quản lý; để trên cơ sở đó biết cách giải quyết các vấn đề quản lý trong các hoàn cảnh cụ thể, biết cách phân tích một cách khoa học những thời cơ và những khó khăn trở ngại trong việc đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên, nó chỉ là một công cụ; sử dụng nó càng tính toán.

 Quản lý là một khoa học

 Đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý
• Là một khoa học, khoa học quản lý có đối tượng nghiên cứu là các quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức. Những quan hệ này có thể là quan hệ giữa tổ chức với môi trường, hay mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể v.v...

 Nội dung nghiên cứu của khoa học quản lý

• Cơ sở lý luận và phương pháp luận của khoa học quản lý;
• Quá trình quyết định quản lý và đảm bảo thông tin cho các quyết định;
• Các chức năng quản lý;
• Người quản lý,
• Các vấn đề về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý và đổi mới các hoạt động quản lý tổ chức v.v...
• Ngoài ra, khoa học quản lý của từng lĩnh vực, từng ngành còn có những nội dung nghiên cứu cụ thể khác.

 Phương pháp nghiên cứu của khoa học quản lý
• Khoa học quản lý sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của các khoa học như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp toán học, xác suất, thống kê, tâm lý và xã hội ..., trong đó khoa học quản lý lấy phương pháp phân tích hệ thống làm phương pháp nghiên cứu chủ yếu của mình

Quản lý là một nghệ thuật
 Quản lý là một nghệ thuật
 Đối tượng quản lý và môi trường quản lý là luôn biến đổi không theo quy luật. Chính vì vậy, nhà quản lý cho dù có trong tay rất nhiều phương thức quản lý khoa học lợi hại cũng không bao giờ áp dụng một cách cứng nhắc và áp đặt các phương thức đó lên đối tượng quản lý hay thậm chí lên mọi đối tượng quản lý nếu như đó là một nhà quản lý thực thụ=> Để thành công trong quản lý, nhà quản lý không chỉ biết cách áp dụng các phương pháp quản lý khoa học mà việc áp dụng các phương pháp quản lý này còn đòi hỏi tính nghệ thuật cao.

 Nghệ thuật quản lý là việc thực hành quản lý trên cơ sở vận dụng các yếu tố khoa học quản lý và các yếu tố khác ( năng khiếu, kinh nghiệm, trực giác…) vào giải quyết các nhiệm vụ nhằm đặt mục tiêu đặt ra cho toàn hệ thống hay tổ chức được xem xét.

 Nghệ thuật quản lý đòi hỏi cao khi nói đến việc quản lý con người. Ai cũng biết rằng con người là một tiểu chủ thể của xã hội, nơi tập hợp các yếu tố khoa học, tôn giáo, tín ngưỡng, tâm lý và một yếu tố siêu vật thể nữa đó là yếu tố ”nhân cách học”. Một nhà quản lý tài ba không chỉ biết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ sở trường, tay nghề của nhân viên mà cần phải cực kỳ khôn khéo và lanh lẹ phản ứng, đưa ra xử trí kịp thời với các yêu tố “nhân cách học” của nhân viên trước sự thay đổi của môi trường làm việc.

 => Đó chính là tính nghệ thuật trong quản lý.





Quản lý là một nghề
 Quản lý là một nghề
 Ngày nay quản lý có thể được xem là một nghề, bởi vì những nhà quản lý có khuynh hướng ngày càng tách rời những người sở hữu.

 Ngoài ra, có nhiều tổ chức đang thực hiện chức năng đào tạo ra những người quản lý một cách chuyên môn hóa, nhằm phục vụ cho các nhu cầu quản lý của xã hội.

 Nghề quản lý (The profession of Management) ai cũng có thể học để tham gia các hoạt động kinh tế. Nhưng học có thành công hay không ? Có học giỏi nghề hay không? Điều đó còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác: học ở đâu? ai dạy nghề? cách học nghề ra sao? chương trình như thế nào? người dạy có thực tâm truyền nghề hết hay không? năng khiếu nghề nghiệp, ý chí làm giàu, lương tâm nghề nghiệp của người học nghề ra sao? Các tiền đề tối thiếu về vật chất ban đầu cho sự hành nghề được bao nhiêu.,..

 => Như vậy, muốn điều hành các hoạt động kinh tế có kết quả một cách chắc chắn, thì trước tiên các nhà quản lý phải được đào tạo nghề một cách chu đáo, để phát hiện một cách chuẩn xác và đầy đủ các quy luật khách quan xuất hiện trong quá trình kinh doanh; đồng thời có phương pháp và nghệ thuật thích hợp, nhằm tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật đó.

Vai trò của quản lý
 Tiếp cận vai trò của quản lý theo từng đặc trưng nổi bật của nó:
• A.Smith (Nhà kinh tế học Cổ điển Anh, thế kỉ XVIII) nhấn mạnh tới vai trò của phân công lao động đối với hiệu quả của sản xuất. A. Smith cho rằng: lao động chung mang lại hiệu quả lớn hơn lao động cá thể là nhờ có sự phân công lao động hợp lí vì 3 lý do cơ bản:
– 1) Kỹ năng của người lao động được nâng cao;
– 2) Tiết kiệm được thời gian vì không phải chuyển từ công việc này sang công việc khác;
– 3) Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư khoa học - kỹ thuật nhằm cải tiến công cụ sản xuất.

• Các Mác phát triển các tư tưởng của A.Smith và khẳng định lao động tập thể được tổ chức hợp lý bao giờ cũng mang lại hiệu quả lớn hơn lao động cá thể điều đó có được là nhờ ngoài việc phân công lao động hợp lý, lao động tập thể còn tạo ra bầu không khí thi đua và từ đó kích thức tinh lực của người lao động. Các Mác còn đặc biệt đánh giá cao vai trò của "ý chí điều khiển" trong hoạt động chung và đồng thời coi tác nhân quản lý có vai trò như là "nhạc trưởng" của dàn nhạc.

• V.I.Lênin luôn đề cao sức mạnh to lớn của công tác tổ chức trong tiến trình cách mạng của giai cấp vô sản. Ở thời kỳ non trẻ và khó khăn của cách mạng Nga, ông đã đưa ra một luận điểm quan trọng: Hãy cho tôi một tổ chức của những người cộng sản, tôi sẽ làm đảo lộn cả nước Nga. Và không phải ngẫu nhiên, trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng trật tự xã hội mới, Lênin luôn kêu gọi và yêu cầu các nhà máy, công xưởng của Chính quyền Xô viết muốn đạt năng suất cao thì phải học tập và áp dụng mô hình quản lý của Taylor.

• Các chuyên gia Nhật Bản đưa ra học thuyết về "nhân tố thứ tư" để khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của quản lý. Quản lý được coi là nhân tố thứ tư như là nhân tố nối kết 3 nhân tố trong các xã hội truyền thống (Tư bản, ruộng đất và lao động) và đóng vai trò là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.
 Tiếp cận tổng thể về vai trò của quản lý:

• Thứ nhất: Vai trò định hướng. Nhờ có hoạt động quản lý với tư cách là ý chí điều khiển một cộng đồng người, một tổ chức người mà nó có thể hướng các hoạt động của các thành viên theo một véctơ chung. Vai trò định hướng của hoạt động quản lý được biểu hiện chủ yếu thông qua chức năng lập kế hoạch.

• Thứ hai: Vai trò thiết kế. Để thực hiện mục tiêu với các phương án và các nguồn lực đã được xác định thì cần phải có "kịch bản". Chính vì vậy, thông qua chức năng tổ chức mà các hoạt động quản lý sẽ thực hiện vai trò thiết kế của nó.


• Thứ ba: Vai trò duy trì và thúc đẩy. Vai trò duy trì và thúc đẩy được thể hiện qua chức năng lãnh đạo của quy trình quản lý. Nhờ có hệ thống nguyên tắc quản lý (nội quy, quy chế) mới có thể bắt buộc chủ thể quản lý và đối tượng quản lý hoạt động trong giới hạn quyền lực và thẩm quyền của họ. Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên kỷ luật, kỷ cương tính ổn định, bền vững của một tổ chức.

• Thứ tư: Vai trò điều chỉnh. Thông qua chức năng kiểm tra mà hoạt động quản lý thể hiện vai trò điều chỉnh của nó. Với hệ thống các tiêu chí được xây dựng để đo lường các kết quả hoạt động của tổ chức để đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh những sai lệch, sửa chữa những sai lầm, từ đó đảm bảo cho tổ chức phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra.

• Thứ năm: Vai trò phối hợp. Thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm ta mà hoạt động quản lý biểu hiện vai trò phối hợp của nó. Bản chất của hoạt động quản lý là nhằm phối hợp các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực...) để có được sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu chung mà sự nỗ lực của một cá nhân không thể làm được.

Phân biệt khái niệm quản lý, quản trị, lãnh đạo và điều khiển?

• Quản lý:
 Là sự tác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.

• Lãnh đạo:
 Nghĩa rộng là: Sự dẫn đường chỉ lối, dẫn dắt, điều khiển (đề ra chủ trương, đường lối và tổ chức, động viên thực hiện) mọi hoạt động của cá nhân và tổ chức nào đó nhằm đạt đến mục tiêu nhất định.
 Nghĩa hẹp: là sự tác động điều khiển trực tiếp những hoạt động của con người và xã hội nhằm đạt đến mục đích cụ thể đã vạch ra.

• Chỉ huy:
 là sự điều khiển hoạt động của một lực lượng, một tập thể có tổ chức nhằm thực hiện một mục đích nhất định, gắn liền với hoạt động cụ thể có tính cấp bách, khẩn trương và đòi hỏi phải có sự phục tùng tuyệt đối ngay lập tức của cấp dưới;

 Giống nhau:

 Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy đều là hoạt động chỉ đạo, định hướng, điều khiển thực hiện một công việc theo một mục đích nhất định.

 Đều gắn với con người, quan hệ người với người, giữa chủ thể và đối tượng.

 Xét về bản chất nội dung thì Quản lý, Lãnh đạo, Chỉ huy cũng đều chính là hoạt động bao gồm quá trình ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định, điều khiển hoạt động của đơn vị tổ chức đạt đến mục đích đã đặt ra.

 Xét về hình thức và phương pháp thì đều là đều là sự vận động của thông tin, sự điều khiển, định hướng, dựa trên cơ sở tác động chủ quan của chủ thể điều khiển tới đối tượng bị điều khiển thông qua hệ thống các công cụ, phương tiện.

 Dưới góc độ hoạt động cụ thể thì cả quản lý, lãnh đạo và chỉ huy không phải là hoạt động ra quyết định đơn thuần là định hướng chung chung, mà cả ba hoạt động này còn phải trực tiếp chỉ đạo mỗi tổ chức cá nhân con người cụ thể, từng khâu công tác cụ thể trong phạm vi chức trách của mình.

 Quản lý, lãnh đạo và chỉ huy có nhiều chỗ tương đồng, đều phục vụ chung một mục đích, gần như bổ sung cho nhau, đan xen nhau mà không cản trở nhau.

 Quản lý, lãnh đạo và chỉ huy đều có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội con người.

 Khác nhau:
 Khác về phương thức tác động và hiệu lực:
 Lãnh đạo: sử dụng chủ yếu là phương pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng, để ra nguyên tắc, mô hình
 Quản lý dựa vào pháp luật và các thể chế, quy chế, nguyên tắc, mô hình đã định trước.
 Chỉ huy sử dụng thường dựa vào phương pháp quyền uy, mệnh lệnh, điều lệ, kỷ luật.
 Về hiệu lực, lãnh đạo tập hợp các cá nhân đối tượng bị lãnh đạo thành tổ chức chặt chẽ và làm cho ảnh hưởng của lãnh đạo lan tỏa ra trong toàn tổ chức; còn quản lý và chỉ huy thường thông qua hoạt động của điều hành, tác động trực tiếp đến các các nhân, nhóm của tổ chức, hiệu lực là trực tiếp.

 Khác về nội dung chức năng:
 Lãnh đạo gồm có: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hòa phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con người.
 Quản lý bao gồm các việc: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ đạo điều hành và kiểm soát tiến trình hoạt động.
 Chỉ huy bao gồm sử dụng nhiệm vụ quyền hạn đặc biệt được giao một cách độc lập, chủ động, yêu cầu cấp dưới phải chấp hành phục tùng tuyệt đối.

 Khác về phạm vi tác động và hình thức thể hiện:
 Quản lý: là một phạm trù rộng, để tiến hành quản lý, chủ thể quản lý phải thực hiện đồng bộ rất nhiều chức năng, trong đó có chức năng lãnh đạo. để chủ thể thực hiện tổ chức liên kết và tác động lên đối tượng bị quản lý để thực hiện các định hướng tác động dài hạn đã được định trước.

 Lãnh đạo: hoạt động điều khiển của chủ thể lãnh đạo đối với đối tượng bị lãnh đạo ở tầm vĩ mô(hoạt động lãnh đạo là hoạt động có tầm vĩ mô).

 Chỉ huy: Là tổ chức thực hiện làm sao để chủ trương, đường lối, kế hoạch do lãnh đạo đặt ra được áp dụng trong khi thực thi một nhiệm vụ nhất định. Đi sâu vào việc chấp hành, tổ chức thực hiện một công việc cụ thể (ở tầm vi mô).

 => Qua phân tích trên cho thấy, để hoạt động của một tổ chức cũng như một xã hội ổn định hài hoà và hiệu quả cũng đều cần cả lãnh đạo, chỉ huy và quản lý. Tuy vậy, lãnh đạo phải đi trước một bước, biết nhìn xa trông rộng, vạch đường chỉ lối và nói chung, không thể có sai lầm hệ thống; lại phải luôn theo dõi tiến trình quản lý, chỉ huy bằng nhận thức chiến lược và đánh giá kết quả chung, không chỉ của quá trình quản lý cũng như hoạt động chỉ huy cụ thể.

• Lãnh đạo, điều khiển và quản trị là những thuật ngữ có mối quan hệ gần gũi với thuật ngữ quản lý nhưng không đồng nhất.

 1. Lãnh đạọ:
– Những nhà quản lý học có những quan điểm khác nhau về định nghĩa lãnh đạo, nhưng nội dung bản chất là giống nhau.

– Họ đều cho rằng lãnh đạo là người dẫn dắt cấp dưới thực hiện mục tiêu của tổ chức.

– Quản lý và lãnh đạo đều có mục đích là thực hiện mục tiêu của tổ chức, nhưng chúng có điểm khác biệt rõ rệt như sau:

 Lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo. Ví dụ: công việc mà những người tham mưu trong tổ chức làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo.

 Quản lý ở đây chỉ hành vi quản lý, công tác lãnh đạo vừa bao gồm hành vi quản lý, vừa bao gồm hoạt động nghiệp vụ khác. Ví dụ: một người lãnh đạo doanh nghiệp cần gặp và tiếp nhân vật quan trọng, tham gia đàm phán, tham dự những hoạt động chung.

 Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới. Đây là vấn đề cốt lõi trong hoạt động quản lý. Còn về quản lý, ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm tài chính, vật chất, giữa vật chất và con người, giữa con người và tài chính. Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo.

 Quản lý và lãnh đạo khác biệt nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau

 Hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạo khu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước… Còn quản lý tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định.

 2. Điều khiển.
• Điều khiển là thuật ngữ của điều khiển học, thể hiện quá trình tác động của chủ thể lên đối tượng, đảm bảo cho hành vi của đối tượng hướng tới mục tiêu của hệ thống khi điều kiện bên ngoài thay đổi.

• Thông tin là đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động điều khiển. Điều khiển là quá trình thông tin. Chủ thể điều khiển thu thập thông tin về môi trường và đối tượng; xác định mục tiêu; xây dựng và lựa chọn phương án quyết định tối ưu; truyền đạt quyết định cho đối tượng thực hiện; tiến hành các tác động điều chỉnh để đảm bảo đối tượng đạt được mục tiêu đã định. Khác với điều khiển, trong quản lý tồn tại những đối tượng điều khiển được và cả những đối tượng không điều khiển được.

 3. Quản trị
• Thuật ngữ này thường được sử dụng để chỉ quản lý ở phạm vi các đơn vị kinh tế cơ sở như công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh v.v.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Danh sách các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ chưa đủ điều kiện về giảng viên cơ hữu và có học viên nhập học

TT Cơ sở đào tạo Tên chuyên ngành đào tạo Năm được giao nhiệm vụ Giảng viên cơ hữu cùng ngành GS, PGS, TSKH Giảng viên cơ hữu đúng C.ngành Số học viên
1. Học viện Chính trị Quản lí giáo dục 2006 5 2 0 34
2. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM Hồ Chí Minh học 2002 5 1 0 125
3. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM Kinh tế phát triển 1989 19 11 2 53
4. Học viện Khoa học Quân sự Tình báo quân sự 1997 9 2 2 126
5. Học viện Khoa học xã hội Luật quốc tế 1994 0 0 0 0
6. Học viện Khoa học xã hội Tội phạm học và điều tra tội phạm 1994 0 0 0 0
7. Học viện Khoa học xã hội Quyền con người 2011 4 4 0
8. Học viện Khoa học xã hội Tội phạm và phòng ngừa tội phạm 1994 4 2 3 0
9. Học viện Khoa học xã hội Luật hiến pháp và luật hành chính 1994 4 2 3 44
10. Học viện Khoa học xã hội Luật hình sự và tố tụng hình sự 1994 4 2 4 83
11. Học viện Khoa học xã hội Luật Kinh tế 1994 4 3 4 114
12. Học viện Khoa học xã hội Quản lý giáo dục 2011 6 0 0
13. Học viện Khoa học xã hội Chính sách công 2011 6 2 1
14. Học viện Kỹ thuật Quân sự Kỹ thuật vật liệu 2006 4 2 4 3
15. Học viện Kỹ thuật Quân sự Quản lý khoa học và công nghệ 1999 6 1 0 248
16. Học viện Quân y Ký sinh trùng và côn trùng y học 1994 5 1 2 7
17. Khoa Quản trị kinh doanh - ĐHQG Hà Nội Quản trị Kinh doanh 1995 10 2 0 1148
18. Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh Phương pháp dạy học âm nhạc 1994 0 0 0 31
19. Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh Âm nhạc học 1992 3 0 3 8
20. Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh Nghệ thuật âm nhạc 1992 3 0 3 44
21. ĐH An ninh Nhân dân Quản lý nhà nước về an ninh, trật tự 2005 0 0 0 0
22. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Kỹ thuật hàng không 2011 0 0 0
23. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Công nghệ sinh học 2004 4 2 0 153
24. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Xây dựng cầu, hầm 2000 4 1 3 93
25. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Xây dựng đường ôtô và đường thành phố 2000 4 1 3 96
26. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý 1998 5 2 1 70
27. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng 1991 6 1 1 36
28. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Xây dựng công trình biển 2002 13 4 1 71
29. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp 2004 6 1 2 76
30. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Vật lý kỹ thuật 1991 7 2 2 62
31. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Công nghệ và quản lý xây dựng 2003 7 0 2 253
32. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Kỹ thuật hóa dầu 2008 7 0 2 28
33. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Toán ứng dụng 1991 10 1 2 42
34. ĐH Bách khoa - ĐHQG TP HCM Địa chất dầu khí ứng dụng 2006 10 1 2 60
35. ĐH Bình Dương Quản trị kinh doanh 2008 16 5 2 162
36. ĐH Cần Thơ Hoá phân tích 2005 0 0 0 0
37. ĐH Cần Thơ Hoá vô cơ 2005 0 0 0 0
38. ĐH Cần Thơ Vật lý nguyên tử 2005 0 0 0 0
39. ĐH Cần Thơ Đại số và lý thuyết số 2000 0 0 0 87
40. ĐH Cần Thơ Vật lý kỹ thuật 2000 3 0 2 149
41. ĐH Cần Thơ Vật lý lý thuyết và Vật lý toán 2000 3 0 3 142
42. ĐH Cần Thơ Văn học Việt Nam 2006 3 0 3 164
43. ĐH Cần Thơ Hóa lý thuyết và Hóa lý 2000 4 0 3 91
44. ĐH Cần Thơ Lý thuyết xác suất và thống kê toán học 2000 4 0 4 64
45. ĐH Cần Thơ Toán giải tích 2000 4 0 4 122
46. ĐH Công đoàn Quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp 2011 6 1 2
47. ĐH Đà Lạt Sinh thái học 2004 2 1 0 37
48. ĐH Đà Lạt Sinh học thực nghiệm 2004 2 0 1 128
49. ĐH Đà Lạt Vật lý kỹ thuật 1993 4 0 0 57
50. ĐH Đà Lạt Hóa phân tích 1999 4 1 3 93
51. ĐH Đà Lạt Lịch sử Việt Nam 1999 6 0 0 51
52. ĐH Dược Hà Nội Tổ chức quản lý dược 1999 4 3 1 91
53. ĐH Dược Hà Nội Kiểm nghiệm thuốc và Độc chất 1995 5 2 2 46
54. ĐH Hải Phòng Quản trị kinh doanh 2008 6 0 1 210
55. ĐH Hải Phòng Ngôn ngữ Việt Nam 2008 6 0 2 82
56. ĐH Khoa học - ĐH Huế Quản lý tài nguyên và môi trường 2008 4 1 0 59
57. ĐH Khoa học - ĐH Huế Địa lý tài nguyên và Môi trường 2006 4 2 3 47
58. ĐH Khoa học - ĐH Huế Công nghệ sinh học 2010 4 0 3 16
59. ĐH Khoa học - ĐH Huế Sinh học thực nghiệm 1999 5 4 1 71
60. ĐH Khoa học - ĐH Huế Khoa học Môi trường 2006 5 1 2 80
61. ĐH Khoa học - ĐH Huế Văn học nước ngoài 1999 5 2 5 0
62. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Vật lý địa cầu 1991 1 1 1 30
63. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Di truyền 2004 1 1 1 109
64. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Lý thuyết xác suất và thống kê toán học 1991 2 1 2 39
65. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Vi sinh vật học 1995 3 2 1 146
66. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Hải dương học 1991 4 3 3 12
67. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Hóa vô cơ 1991 4 0 4 78
68. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Khoa học môi trường 1998 6 2 0 59
69. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Vật lý vô tuyến và điện tử 1991 9 2 0 46
70. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Đảm bảo toán học cho máy tính và HTTT 2006 10 5 1 56
71. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Sinh thái học 1991 6 0 2 80
72. ĐH KHTN - ĐHQG TP HCM Kỹ thuật điện tử-( Vi điện tử) 2007 6 4 2 55
73. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Khoa học thư viện 2003 4 1 3 48
74. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Xã hội học 2003 4 0 4 164
75. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Châu Á học 2004 5 3 0 123
76. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Việt Nam học 2008 5 2 0 47
77. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Địa lý học 2002 6 1 0 26
78. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Văn hóa học 2000 6 2 0 175
79. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Sử dụng bảo vệ tào nguyên môi trường 1997 5 2 1 37
80. ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP HCM Khảo cổ 2004 5 3 2 10
81. ĐH Kiến trúc Hà Nội Quy hoạch vùng và đô thị 1994 5 1 2 145
82. ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội Quản lý kinh tế 2010 9 4 0 244
83. ĐH Kinh tế Quốc dân Quản trị nhân lực 1991 4 3 4 55
84. ĐH Kinh tế Quốc dân Kinh tế quốc tế 1991 5 2 2 202
85. ĐH Kinh tế TP HCM Kinh tế nông nghiệp 1991 0 0 0 0
86. ĐH Kinh tế TP HCM Quản lý công nghiệp 1991 0 0 0 0
87. ĐH Kinh tế TP HCM Kinh tế học 2005 0 0 0 0
88. ĐH Kinh tế TP HCM Quản trị nhân lực 1991 5 1 0 0
89. ĐH Kinh tế TP HCM Chính sách công 2008 5 1 0 73
90. ĐH Kinh tế TP HCM Quản lý kinh tế 1991 9 2 0 0
91. ĐH Kinh Tế Luật - ĐHQG TP HCM Quản trị kinh doanh 2010 6 1 1 26
92. ĐH Luật Hà Nội Tội phạm và điều tra tội phạm 2004 0 0 0 0
93. ĐH Luật Hà Nội Luật Hiến pháp 2008 4 3 4 11
94. ĐH Luật TP HCM Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm 2004 0 0 0 0
95. ĐH Luật TP HCM Luật Hình sự và tố tụng hình sự 1997 3 0 3 200
96. ĐH Mỹ thuật Việt Nam Lý luận và lịch sử mỹ thuật 1995 4 1 4 10
97. ĐH Mỹ thuật Việt Nam Mỹ thuật tạo hình 1995 4 2 4 211
98. ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế Ngôn ngữ Nga 2006 5 0 3 0
99. ĐH Nông Lâm TP HCM Khoa học đất 1991 2 0 2 4
100. ĐH Nông Lâm TP HCM Quản lý đất đai 2008 3 1 3 55
101. ĐH Nông nghiệp Hà Nội Kỹ thuật điện 1997 2 0 2 84
102. ĐH Nông nghiệp Hà Nội Nuôi trồng thuỷ sản 2003 2 0 2 133
103. Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội Kỹ thuật tài nguyên nước 1997 6 4 4 0
104. Trường ĐH Qui Nhơn Phương pháp toán sơ cấp 1998 3 0 3 50
105. Trường ĐH Qui Nhơn Ngôn ngữ Anh 2012 5 1 2
106. Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Lý luận và lịch sử sân khấu 2011 0 0 0
107. Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Lý luận, lịch sử và phê bình điện ảnh - truyền hình 2011 0 0 0
108. Trường ĐH SPKT Tp HCM Lý luận và Phương pháp dạy học 1991 4 0 3 47
109. Trường ĐH SPKT Tp HCM Giáo dục học 2007 4 0 3 234
110. Trường ĐH SPKT Tp HCM Kỹ thuật điện 2002 4 1 4 214
111. Trường ĐH SPKT Tp HCM Kỹ thuật điện tử 2007 4 2 4 118
112. Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế Quản lý giáo dục 1995 2 1 0 168
113. Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử 1995 4 1 3 31
114. Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lý 1995 4 1 3 34
115. Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế Địa lý học 2000 4 0 4 45
116. Trường ĐH Sư phạm - ĐH Huế Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Kỹ thuật nông nghiệp 2011 5 3 2
117. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Khoa học máy tính 2004 4 0 3 145
118. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội LL và PPDH bộ môn Tin học 2009 4 1 3 14
119. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội Hệ thống thông tin 2009 4 2 3 21
120. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM Vi sinh vật học 2002 0 0 0 35
121. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM Sinh học thực nghiệm 2002 1 0 1 24
122. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM Sinh thái học 2002 1 0 1 34
123. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM Hình học và tôpô 1991 4 1 2 39
124. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM Vật lý NT, HN & NLC 2006 4 1 3 70
125. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM LL&PPDH BM Văn học 1998 5 0 0 44
126. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM LL&PPDH BM tiếng Pháp 1998 6 0 0 15
127. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM Quản lý giáo dục 1998 6 0 0 134
128. Trường ĐH Sư phạm Tp HCM Lý luận văn học 1991 5 3 2 29
129. Trường ĐH Tài chính - Maketting Quản trị kinh doanh 2011 9 2 0
130. Trường ĐH Thủy Lợi Kỹ thuật cơ sở hạ tầng 2002 10 2 4 0
131. Trường ĐH Vinh Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tiếng Anh 2009 3 1 1 107
132. Trường ĐH Vinh Hóa phân tích 1997 3 1 3 78
133. Trường ĐH Vinh Hoá hữu cơ 1999 3 2 3 98
134. Trường ĐH Vinh Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học 1993 3 2 3 163
135. Trường ĐH Vinh Hóa vô cơ 1999 4 1 4 66
136. Trường ĐH Xây dựng Cơ học kỹ thuật 2004 9 7 9 0
137. Trường ĐH Y Dược - ĐH Huế Sản phụ khoa 2006 7 3 6 0
138. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Điều dưỡng 2006 0 0 0 26
139. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Huyết học và truyền máu 2005 2 0 2 23
140. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Gây mê hồi sức 1998 2 1 2 38
141. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Kỹ thuật hình ảnh y học 2007 2 1 2 22
142. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Ký sinh trùng và côn trùng y học 1994 3 3 2 1
143. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Da liễu 2005 3 1 3 21
144. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Y tế công cộng 2008 3 2 3 36
145. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Y học dự phòng 1994 4 4 4 21
146. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Lao 2005 4 2 4 34
147. Trường ĐH Y Dược Tp Hồ Chí Minh Thần kinh và tâm thần 2005 4 1 4 43
148. Trường ĐH Y Hà Nội Ký sinh trùng và côn trùng y học 1996 2 1 2 2
149. Trường ĐH Y Hà Nội Truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới 1992 3 1 3 14
150. Trường ĐH Y Hà Nội Phục hồi chức năng 1998 3 2 3 16
151. Trường ĐH Y Hà Nội Dược lý và độc chất 1993 4 2 4 5
152. Trường ĐH Y Hà Nội Lao 1992 4 3 4 9
153. Trường ĐH Y Hà Nội Gây mê hồi sức 1992 4 2 4 41
154. Trường ĐH Y Hà Nội Hồi sức cấp cứu và chống độc 1987 4 2 4 50
155. Trường ĐH Y tế công cộng Quản lý bệnh viện 2007 7 6 0 113
156. Trường ĐH Y Thái Bình Nội khoa 2006 7 3 2 12
157. Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN Quản lý khoa học và Công nghệ 1989 10 3 1 33
158. Viện Đảm bảo CLGD - ĐHQG Hà Nội Đo lường và đánh giá trong giáo dục 2005 1 1 1 127
159. Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Quản lý giáo dục 1997 6 4 2 140
160. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt nam Thú y 2004 0 0 0 0
161. Viện Mtrường và Tài nguyên - ĐHQGTpHCM Quản lý môi trường