Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

DỰ THẢO - MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VIẾT LUẬN VĂN THẠC SỸ

DỰ THẢO
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VIẾT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

1: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
1.1. Mục đích của hướng dẫn viết Luận văn
- Nhằm trợ giúp tốt hơn cho Cao học viên xác định tên Đề tài, xác định vấn đề nghiên
cứu, tự xây dựng kế hoạch viết Luận văn.
- Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của Luận văn chuyên ngành Quản lý kinh tế.
- Nhằm cung cấp cho việc đánh giá một cách thống nhất nội dung và hình thức của Luận văn thạc sĩ.
- Nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của Trường trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc đào tạo Sau đại học theo quy chế Đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng của hướng dẫn viết Luận văn
- Đối tượng áp dụng thực hiện hướng dẫn viết Luận văn là cao học viên làm Luận văn
khi kết thúc Chương trình đào tạo Thạc sỹ.
- Phạm vi áp dụng của Hướng dẫn viết Luận văn là toàn bộ Luận văn Chuyên ngành Quản lý kinh tế.
- Hướng dẫn này được xây dựng tuân thủ những qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo sau đại học.
2: NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
2.1. Tổng quan về yêu cầu của Luận văn
Luận văn là một phần của quá trình học tập, nghiên cứu theo yêu cầu bắt buộc trong Chương trình đào tạo Thạc sĩ của Trường. Trong Luận văn, học viên phải vận dụng năng lực, kỹ năng và kiến thức đã tiếp nhận được trong quá trình học tập để xác định, phân tích, nhận diện và giải quyết những vấn đề có liên quan trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Đây là yêu cầu quan trọng, bắt buộc trong Luận văn.
Luận văn của Cao học viên Chuyên ngành quản lý kinh tế phải thể hiện được những nội dung cơ bản sau đây:
(1) - Định hướng nghiên cứu của học viên.
(2) - Cơ sở lý luận được vận dụng để giải quyết vấn đề.
(3) - Những vấn đề thực tế và cách thức sẽ giải quyết.
(4) - Phân tích và giải quyết các vấn đề dựa trên các dữ liệu thu thập được.
(5) - Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề đã xác định.
Trong khi thực hiện viết Luận văn, Cao học viên cần chú ý những vấn đề sau đây:
(1) - Phân tích dựa trên dữ liệu thu thập không phải là mô tả lại hoạt động;
(2) - Nhận định hay kết luận của Tác giả phải đi kèm với những bằng chứng thuyết phục;
(3) - Luận văn xác định vấn đề và giải quyết vấn đề, không phải là những hoạt động hàng ngày/bình thường của Tác giả tại đơn vị làm việc/đơn vị được Tác giả khảo sát;
(4) - Luận văn không được sao chép;
(5) - Những tài liệu khác được Tác giả sử dụng trong Luận văn phải trích dẫn nguồn gốc
đầy đủ theo qui định chung của Trường.
(6) - Tác giả cần phân biệt Luận văn Thạc sỹ nghiên cứu (MSc) với Luận văn Thạc sỹ thực hành . Luận văn không phải là một công trình nghiên cứu trong đó đề xuất kiểm tra, xem xét tất cả mọi vấn đề tại đơn vị khảo sát. Tuy nhiên, Cao học viên phải vận dụng những kiến thức đã thu được để phân tích, nhận diện vấn đề, sau đó giải quyết vấn đề bằng những giải pháp tương ứng.
Cách thức thực hiện trên đây là một cách tiếp cận viết Luận văn tốt với điều kiện học viên phải thực hiện đầy đủ những chỉ dẫn trong các bước. Tuy nhiên, thực tế học viên thường sa vào việc mô tả công việc, qui trình,… thay vì phân tích, chứng minh bằng các dữ kiện cụ thể cho kết luận đã xây dựng. Hơn nữa, Cao học viên thường gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện chứng minh cho một mục đích hoặc một mong muốn. Vì thế, Hướng dẫn viết Luận văn sau đây không hướng dẫn theo cách tiếp cận viết như vậy
2.2. Khái quát trình tự viết Luận văn
Cao học viên viết Luận văn nên tuân thủ theo trình tự sau đây:
Thứ nhất: Đăng ký viết Luận văn
- Khoa sẽ phối hợp cùng với Trường, học viên tổ chức một buổi giới thiệu về phương
pháp nghiên cứu và hướng dẫn học viên viết Luận văn.
- Sau đó, mỗi học viên sẽ lựa chọn một chủ đề quan tâm nhất làm Đề tài cho Luận văn của mình và đăng ký Đề tài với Khoa.
- Dựa vào danh mục liệt kê những chủ đề nghiên cứu của học viên, Khoa sẽ xác định hoặc học viên có thể lựa chọn Giáo viên hướng dẫn (GVHD). GVHD có đủ điều kiện hướng dẫn theo qui định của Trường.
Thứ hai: Viết Đề cương
- Học viên nên gặp gỡ GVHD trước và thảo luận về chủ đề đã lựa chọn với GVHD và phát triển Đề cương Luận văn của mình.
- Khoa sẽ căn cứ vào kế hoạch chung để tổ chức một buổi duyệt Đề cương cho các học viên. Đề cương phải được Hội đồng duyệt Đề cương thông qua.
Thứ ba: Trình bày Đề cương Luận văn trước Hội đồng duyệt Đề cương của Khoa.
- Cao học viên trình bày Đề cương Luận văn của mình trước một Hội đồng bao gồm các
chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
- Học viên cần được GVHD thông qua trước khi học viên trình bày bản thảo Đề cương trước Hội đồng.
- Mục đích của buổi trình bày là thu thập những ý kiến phản biện của Hội đồng đối với Đề cương, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu, những vấn đề nghiên cứu cần được tập trung.
- Sau khi được Hội đồng đóng góp ý kiến và thống nhất, học viên cần sửa đổi, bổ sung Đề cương (bản thảo) gắn với những phản biện, hướng dẫn của thành viên trong Hội đồng.
- Đề cương cuối cùng phải được GVHD thông qua. Một bản Đề cương hoàn chỉnh phải nộp cho Khoa (có đủ chữ ký của học viên và GVHD).
Thứ tư: Viết Luận văn
Trong quá trình viết Luận văn, Cao học viên phải thực hiện theo trình tự: Viết bản thảo; Hoàn thiện Luận văn.
- Viết Bản thảo Luận văn: Đây là nội dung chính của giai đoạn viết Luận văn. Trong giai đoạn viết Bản thảo Luận văn, Cao học viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Học viên phải thực hiện những công việc để hoàn thành Luận văn trên cơ sở Đề cương đã được phê duyệt. Nếu học viên có thay đổi nội dung trong quá trình viết Luận văn so với Đề cương đã được duyệt, học viên phải thảo luận với GVHD và phải được chấp thuận.
- GVHD sẽ đọc bản thảo Luận văn, sau đó bổ sung và sửa chữa kịp thời trong quá trình học viên thực hiện viết Luận văn.
- Theo tiến độ thời gian (qui định), Cao học viên phải báo cáo với GVHD về quá trình viết đã hoàn thành và những dự định tiếp theo.
GVHD sửa chữa luận văn, học viên tiếp tục hoàn thiện quá trình viết Luận văn;
- Sau khi sửa chữa, Luận văn phải được GVHD kiểm tra lại. Trước khi nộp Luận văn làm các thủ tục bảo vệ cấp Trường, học viên phải được GVHD chấp thuận bằng văn bản - GVHD sẽ gửi Đề nghị cho Cao học viên bảo vệ Luận văn, cho Khoa Sau đại học.
3.BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN THẠC SĨ:
Không có một tiêu chuẩn, khuôn mẫu (duy nhất) về cấu trúc cho một Luận văn thạc sĩ của bất kỳ Trường nào được coi là chuẩn, tuy nhiên luận văn thạc sĩ của Học viện chính trị - hành chính khu vực 1,có thể kết cấu theo kiểu 4 chương như sau:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, gồm:
Chương 1 - Giới thiệu về vấn đề/chủ đề nghiên cứu.
Chương 2 - Cơ sở lý luận của Luận văn (có thể gồm cả mô hình lý thuyết hoặc mô hình thực hành).
Chương 3 – Vấn đề và giải quyết vấn đề.
Chương 4 – Kết luận và Đề xuất.
Nội dung cơ bản nên trình bày trong mỗi chương theo hướng dẫn của Khoa như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Trong Chương này, học viên sẽ phải trình bày được những vấn đề như:
- Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục này tác giả thường nêu vấn đề và lý do chọn Đề tài, luận giải được tầm quan trọng của đề tài trên cả phương diện lý luận và thực tiễn hoặc 1 phương diện nhưng phải có tính thuyết phục cao cho người đọc.
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Phần này thường tác giả trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu ( luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học, đề tài khoa học...) có liên quan đến đề tài, nêu những mặt tích cực mà các công trình khoa học khác đã giải quyết và những hạn chế chưa được giải quyết ( khoảng trống vấn đề nghiên cứu) từ đó tác giả mới có cơ sở chọn đề tài.
− Mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phải nhấn mạnh những mục tiêu quan trọng để giải quyết cốt lõi đề tài.
– Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu, cần thể hiện bằng các câu hỏi cụ thể nghiên cứu xoay quanh đề tài trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
− Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của Đề tài, nêu cụ thể tránh chung chung.
− Phương pháp nghiên cứu của Đề tài, phương pháp mà tác giả vận dụng trong qua trình khảo sát, phân tích số liệu của đề tài.
− Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu, ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
( Chương 1 độ dài khoảng độ 10 – 15 trang)
Chương 2: Cơ sở lý luận của Đề tài nghiên cứu
Trong Chương 2, học viên sẽ trình bày cơ sở lý luận có liên quan nhất tới Đề tài nghiên cứu.
Chương này có thể bao gồm cả mô hình lý thuyết và mô hình thực hành có liên quan tới Đề tài nghiên cứu.
Mô hình lý thuyết của Đề tài nghiên cứu cung cấp cơ sở để giải quyết những vấn đề đặt ra trong câu hỏi nghiên cứu gắn với vấn đề thực tế của đơn vị.
Mô hình thực hành cần phân tích tính khả thi của đề tài nghiên cứu.
( Chương này dài khoảng 20 -30 trang)
Chương 3: Vấn đề và giải quyết vấn đề trong thực tiễn
Trong Chương này, học viên sẽ phải sử dụng lý thuyết và những dữ liệu thu thập được để xác định vấn đề/các vấn đề tại đơn vị. Tiếp đến, học viên phải phân tích các nhân tố theo những vấn đề đã xác định.
Điều quan trọng của chương này là học viên phải vận dụng được những kiến thức lý thuyết của mình để từ đó phân tích các dữ liệu thu thập được từ thực tế, trên cơ sở đó chỉ ra được những vấn đề tồn tại liên quan tới chủ đề nghiên cứu và bám sát các câu hỏi nghiên cứu.
Trong Chương này, học viên sẽ đi tìm lời giải đáp cho các câu hỏi đã nêu ra. Những nội dung được trình bày trong Chương nên được học viên xem xét đầy đủ, toàn diện theo từng vấn đề, từ nhỏ đến lớn.
Cao học viên phải hết sức chú ý:
- Vấn đề Học viên thường mắc phải là xa đà vào việc mô tả quá trình, hoạt động hơn là phân tích để nhận diện vấn đề theo các câu hỏi nghiên cứu.
- Học viên thường không tập trung vào câu hỏi nghiên cứu.
- Học viên cần tránh việc thực hiện phân tích và nhận định thiếu bằng chứng. Bằng chứng sẽ là yêu cầu bắt buộc khi đưa ra nhận định, kết luận hoặc lý giải cho một vấn đề.
( chương này dài khoảng 25 – 35 trang)
Chương 4: Kết luận và đề xuất các giải pháp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Học viên sẽ trình bày các kết luận rút ra từ Chương 3 với việc vận dụng mô hình lý thuyết.
Tiếp sau đó, học viên phải đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề đã phát hiện theo hướng làm cho nó tốt hơn.
-Thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu, học viên có thể thu thập dữ liệu cho Luận văn từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, Học viên cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Dữ liệu thu thập phải đảm bảo tính tin cậy, khách quan: Có minh chứng cho cách thức
thu thập, nguồn thu thập được trích dẫn rõ ràng;
- Dư liệu sơ cấp và thứ cấp: Trong Luận văn, học viên có thể thu thập cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Cần lưu ý dạng câu hỏi sử dụng trong quá trình thu thập; hình thức thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi (cả phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp);
- Xử lý dữ liệu: cần cung cấp đầy đủ bằng chứng về đối tượng phỏng vấn, đơn vị có liên quan, nội dung phỏng vấn, kết quả thu thập từ phỏng vấn;
- Thu thập dữ liệu bằng cách phương pháp khác.
- Các đề xuất đưa ra cần phân tích và minh chứng để thấy được tính khả thi của vấn đề.
( chương này dài khoảng 15 – 25 trang)
4. CÁC YÊU CẦU VỀ TRÌNH BÀY LUẬN VĂN THẠC SĨ
4.1. Hình thức của luận văn
Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, không có vết tẩy xoá, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.
Một bản luận văn hoàn chỉnh được trình bày theo thứ tự sau:
- Trang bìa là bìa cứng, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt (theo mẫu bìa như trình bày dưới đây).
- Trang bìa phụ (theo mẫu bìa phụ như trình bày dưới đây).
- Lời cam đoan.
- Mục lục.
- Bảng ký hiệu các chữ viết tắt (nếu có) xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Không lạm dụng chữ viết tắt. Không viết tắt những cụm từ dài hoặc những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn.
- Nội dung (sắp xếp và đánh số duới dạng như sau):
MỞ ĐẦU
Chương 1 -
1.1....
1.2....

Chương 2 -
2.2....
2.1.1....
2.1.2....
2.2....
.....
Chương n –
n.1....
n.2....

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO (theo hướng dẫn).
PHỤ LỤC (nếu có).
Luận văn sử dụng font chữ Times New Roman,(Unicode) cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Microsoft Word hoặc tương đương; mật độchữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,2 lines; lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang.
Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210x297 mm), tối thiểu 70 trang, tối đa khoảng 100 trang (không kể phụ lục).
Trong từng trang luận văn, các nguồn lấy từ tài liệu tham khảo cần được chỉ rõ,
đặt trong dấu móc vuông, ví dụ...... [4]; ........ [3]-[5]
Mẫu bìa luận văn thạc sĩ có in chữ mầu nhũ, khổ A4 (210x297mm)
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC 1.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 20…
Mẫu trang bìa phụ luận văn thạc sĩ
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH KHU VỰC 1.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
Ngành:
Chuyên ngành:
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Chức danh khoa học và Họ tên
Hà Nội – 20.... 2.
4.2. Hướng dẫn sắp xếp tài liệu tham khảo
4.2.1. Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp,
Đức, Nga, Trung, Nhật, ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn,
không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung, tiếng Nhật ... (đối với
những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi
kèm theo mỗi tài liệu).
4.2.2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ từng
nước:
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữu
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan
ban hành (báo cáo hay ấn phẩm), ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T,
Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v...
4.2.3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- Năm xuất bản (đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau dấu ngoặc đơn)
- Tên sách, luận án hoặc báo cáo được in nghiêng, có dấu phẩy cuối tên
- Nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
4.2.4. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, trong một kỷ yếu hội nghị, hội
thảo khoa học ... cần ghi đầy đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả (nếu là danh sách tác giả thì các tên cách nhau bởi dấu phẩy)
- Năm công bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn đóng)
- Tên bài báo (đặt trong ngoặc kép không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên bài
báo);
- Tên tạp chí hoặc tên kỷ yếu (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- Số tập (volume – nếu có)
- Số (number - đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn đóng)
- Các số trang (Bắt đầu bằng chữ tr. nếu là tài liệu tiếng Việt, chữ pp. nếu là
tiếng Anh, gạch ngang giữa hai chữ số nếu là các trang liên tiếp, đánh dấu
phẩy giữa danh sách các trang không liên tiếp, dấu chấm kết thúc). Ví dụ về cách trình bày tài liệu tham khảo:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007 và chương trình công tác năm 2008, Hà Nội.
2. Phan Đình Diệu (1999), Lý thuyết về độ phức tạp tính toán, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.15-25.
3. Lê Văn Ninh (2007), Đồng bộ của tín hiệu MCM dưới những tác động không dừng, Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật Viễn thông, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 14, 16, 30-35.
4. Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Thị Thùy Linh, Phan Xuân Hiếu, Hà Quang Thụy (2005), “Bài toán lọc và phân lớp nội dung Web tiếng Việt với hướng tiếp cận Entropy cực đại”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ VIII Một số vấn đề chọn lọc của Công nghệ thông tin và Truyền thông, tr. 1-2.
………….
23. Bùi Anh Tuấn (2006), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ chuyển mạch mềm (Soft Switch) trên mạng NGN Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.32-37.
Tiếng Anh
24. M. W. Allister and S. A. Long (1984), ”Resonant hemispherical dielectric antenna”, Electronics Letters, 20, pp. 657-659.
25. C.L. Dym and R.E. Levit (1991), Knowledge-based Systems in Engineering, McGraw-Hill, pp. 51, 76, 102-108.

DANH MỤC THAM KHẢO CÁC ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ

DANH MỤC THAM KHẢO
CÁC ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

1) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở và đất ở đô thị
2) Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp
3) Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng
4) Vai trò nhà nước trong mở rộng quyền tự chủ của các trường đại học công lập Việt Nam
5) Quản lý nhà nước về tài chính hoạt động có thu tại đơn vị dự toán quân đội
6) Quản lý nhà nước về thu và sử dụng phí đường bộ ở Việt Nam
7) Hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước đối với thuốc chữa bệnh tại Việt Nam
8) Hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền quận
9) Hoàn thiện quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh
10) Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cung ứng dịch vụ công
11) Hoàn thiện quản lý nhà nước nhằm nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển
12) Hoàn thiện quản lý nhà nước về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam
13) Hoàn thiện công cụ quản lý của Nhà nước đối với các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở nước ta hiện nay.
14) Hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của cơ quan/đơn vị
15) Chính sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã
16) Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển
17) Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược
18) Chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
19) Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở Việt Nam
20) Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp
21) Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương
22) Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị
23) Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp
24) Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Giám đốc Doanh nghiệp nhà nước
25) Hoàn thiện công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở ngành năng lượng
26) Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH.
27) Hoàn thiện mô hình và quản lý thu gom, vận tải chất thải rắn
28) Nghiên cứu chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng đô thị ứng dụng vào việc quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thủ đô Hà Nội.
29) Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty TNHH
30) Nghiên cứu so sánh chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ giữa ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam
32) Chiến lược phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tại vùng Đà Nẵng và Quảng Nam trong những năm tới.
34) Cơ chế quản lý tài sản công trong khu vực hành chính sự nghiệp ở Việt Nam
35) An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam
36) Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế
37) Phát huy lợi thế so sánh đẩy mạnh phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh
38) Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp.
39) Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học tại Việt Nam.
40) Một số biện pháp nhằm đổi mới cơ chế quản lý đối với các Doanh nghiệp Nhà nước thuộc ngành hàng hải ở Việt Nam.
41) Sử dụng tin học để quản lý quy trình đào tạo trong một trường Đại học.
42) Hoàn thiện biện pháp quản lý các doanh nghiệp vận tải hàng hoá quốc tế (ứng dụng trong các công ty giao nhận kho vận tải ngoại thương).
43) Những giải pháp về quản lý để phát triển cơ sở hạ tầng Miền núi Việt Nam.
44) Hoàn thiện vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bằng việc tăng cường sử dụng công cụ pháp luật kinh tế.
45) Sử dụng công cụ hiện đại trong quản lý các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường.
46) Cơ sở khoa học và thực tiễn của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam.
47) Hoàn thiện các biện pháp quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế thị trường.
48) Hoàn thiện phương thức quản lý kinh tế cho ngành truyền hình trong điều kiện chuyển sang nền KTTT ở VN.
49) Đổi mới quản lý Doanh nghiệp xây dựng Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong nền kinh tế thị trường (lấy Bắc Thái làm ví dụ).
50) Tổ chức quản lý khai thác các di tích và danh lam thắng cảnh ở Việt Nam trong cơ chế thị trường.
51) Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm xây dựng, quản lý có hiệu quả đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trường ĐH Kinh tế ở Việt Nam.
52) Hoàn thiện quản lý các doanh nghiệp dịch vụ trong cơ chế thị trường ở Việt Nam.
53) Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước ngành xây dựng trong nền kinh tế thị trường ở VN.
54) Tổ chức quản lý vùng kinh tế trọng điểm ở tỉnh Miền núi biên giới phía Bắc trong cơ chế thị trường (ứng dụng vào Sơn La).
55) Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ quản lý kinh tế – xã hội.
56) Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn thành phố Hà Nội.
57) Hoàn thiện việc quản lý và xác định nhu cầu hàng hoá.
58) Hoàn thiện cơ chế quản lý việc bồi dưỡng và đào tạo lại cán bộ quản lý kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
59) Xây dựng kết cấu hạ tầng của thủ đô Hà Nội - Định hướng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
60) Phát triển sản xuất hàng hoá trên địa bàn các tỉnh Miền núi phía Bắc VN.
61) Đổi mới cơ chế quản lý nhằm phát triển mạng lưới thông tin điện thoại thành phố Hà Nội theo hướng tiếp cận thị trường.
62) Công nghệ với vấn đề phát triển nền kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường.
63) Hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam.
64) Hoàn thiện bộ máy quản lý của các doanh nghiệp nhà nước.
65) Về việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
66) Đổi mới cơ chế quản lý ngành du lịch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
67) Đổi mới cơ chế quản lý chuyển giao công nghệ mới.
68) Chiến lược pháp triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành chè giai đoạn 1993 –2005.
69) Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành xây dựng.
70) Những vấn đề chủ yếu trong việc vận dụng kiến thức quản lý của giám đốc các doanh nghiệp nhà nước.
71) Hoàn thiện hệ thống thông tin trong quản lý kinh tế.
72) Đổi mới cơ chế quản lý ngành vận tải đường sông Việt Nam giai đoạn hiện nay.
73) Vấn đề tổ chức và quản lý các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã ở Việt Nam hiện nay ( Ví dụ tỉnh Bắc Ninh).
74) Nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế của chính quyền cấp Quận.
75) Lựa chọn mô hình quản lý rạp hát và rạp chiếu phim trong thời kỳ đổi mới và nâng cao đời sống văn hoá ở Việt Nam.
76) Hoàn thiện việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Lào để ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế Đối ngoại.
77) Những vấn đề cơ bản về việc đưa ra quyết định quản lý kinh tế.
78) Vai trò của kinh tế đối ngoại trong chiến lược phát triển kinh tế theo quan điểm hệ thống.
79) Những vấn đề phân tích và lựa chọn chính sách công nghệ quốc gia trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam.
80) Phương pháp về nghệ thuật quản lý kinh doanh của người giám đốc.
81) Vận dụng tổng hợp các phương pháp kinh tế trong tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của việc xuất khẩu hàng hoá tại chỗ.
82) Hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương.
83) Cách tiếp cận xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
84) Đổi mới cơ chế quản lý ngành chè Việt Nam giai đoạn hiện nay.
85) Nghiên cứu mô hình hoạt động của việc nghiên cứu và triển khai trong điều kiện cơ chế thị trường ở Việt Nam
86) Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam theo quan điểm hệ thống.
87) Hoàn thiện yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới.
88) Giám đốc doanh nghiệp với việc ra quyết định quản lý kinh doanh.
89) Đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
90) Nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả và tổn thất trong lưu thông lương thực.
91) Tổ chức quản lý có hiệu quả XNK hàng hoá trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần ở Hải Phòng.
92) Phân định cơ chế kinh tế trong quản lý sự nghiệp thông tin đại chúng ở Việt Nam.
93) Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý kinh tế xã hội trong việc quản lý mức sinh ở Việt Nam.
94) Vận dụng quan điểm hệ thống vào việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu sản xuất kinh doanh trong quân đội.
95) Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nhà Văn hoá.
96) Phương pháp phân tích hiệu quả đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ quản lý dân cư tại các đô thị.
97) Một số vấn đề quản lý kinh tế ngành trên địa bàn tỉnh - ứng dụng trong công nghiệp tỉnh Thanh Hoá.
98) Vận dụng quan điểm hệ thống trong tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật ở Việt Nam.
99) Hoàn thiện công tác bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế cho cán bộ cơ sở ngành xây dựng.
100) QLKT với vấn đề triển khai công nghệ mới vào SX ở nước ta hiện nay.
101) Xây dựng cơ chế quản lý kinh tế Campuchia trong giai đoạn 1991– 2000 trên quan điểm hệ thống.
102) Một số vấn đề phát triển thương nghiệp của Hà Nội trong những năm tới.
103) Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ở Việt Nam.
104) Hoàn thiện quản lý phân phối tổng sản phẩm của HTX đánh bắt thuỷ sản ở Miền Bắc Việt Nam.
105) Sử dụng các phương pháp quản lý ở đơn vị kinh tế cơ sở.
106) Quản lý theo mục tiêu ở viện nghiên cứu của một ngành sản xuất.
107) Hoàn thiện việc sử dụng các phương pháp kinh tế của quản lý kinh tế trong ngành dệt.
108) Liên kết kinh tế trong ngành
109) Kinh nghiệm về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường của Trung Quốc và khả năng vận dụng ở VN.
110) Hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức quản lý cho cán bộ quản lý cơ sở ngành xây dựng Trường Đào tạo Bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng.
111) Một số giải pháp đổi mới quản lý việc sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam trong giai đoạn 2003- 2010.
112) Tín dụng Ngân hàng với việc phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn đô thị Hà Nội.
113) Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực kho bạc Nhà nước Hà Nội đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH đất nước.
114) Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cuả Đài tiếng nói Việt Nam trong tình hình mới.
115) Nâng cao vai trò và địa vị pháp lý của kiểm toán Nhà nước trong tiến trình cải cách nền hành chính Nhà nước.
116) Giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính Bảo hiểm xã hội tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Hà Nội.
117) Hoàn thiện chính sách Tài chính tín dụng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các Doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp ở Việt Nam.
118) Những biện pháp thúc đẩy xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam.
119) Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Bệnh viện Bạch Mai trong cơ chế tài chính.
120) Đổi mới tổ chức bộ máy hành chính cấp cơ sở trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính Nhà nước ở VN.
121) Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức hành chính tại Quận huyện trong tiến trình đẩy mạnh cải cách hành chính NN.
122) Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tại đại học từ xa (ứng dụng tại Viện đại học mở Hà Nội).
123) Hoàn thiện phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
124) Giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
125) Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ thông tin di động của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT).
126) Đoang thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới.
127) Hoàn thiện công tác kiểm soát, đánh giá quá trình thực hiện các dự án đầu tư nhóm A.
128) Mô hình hoạch định chiến lược kinh doanh: Ứng dụng ở Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4
129) Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
130) Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội trong hệ thống an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
131) Chính sách việc làm cho người lao động Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010
132) Đánh giá việc sử dụng một số phương pháp xác định ngành công nghiệp mũi nhọn tại Việt Nam thời gian qua
133) Quản lý rủi ro trong tiến trình hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của Hải quan Việt Nam
134) Hoàn thiện quản lý tài chính đối với hoạt động có thu các đơn vị dự toán trong quân đội
135) Xây dựng và phát triển thương hiệu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2010
136) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các hợp đồng mua dầu cho dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn
137) Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các dự án nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
138) Nâng cao hiệu lực và hiệu quả giám sát của Quốc hội trong thời kỳ hội nhập
139) Hoàn thiện chiến lược ngành kinh doanh dịch vụ Viễn thông của Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện giai đoạn 2006-2010
140) Hoàn thiện quản lý chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoài quốc doanh VPBANK
141) Giải pháp nâng cao chất lượng công chức của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam
142) Hoạch định chiến lược marketing của Công ty ứng dụng và phát triển công nghệ giai đoạn 2006-2010
143) Hoàn thiện chính sách quản lý tài chính tại Tập đoàn Phú Thái
144) Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện Kinh tế - Kỹ thuật Thuốc lá nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập
145) Hoàn thiện phân tích và đánh giá công việc tại Công ty Xăng dầu Khu vực I
146) Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn huyện Đông Anh Thành phố Hà Nội
147) Hoàn thiện mô hình hợp tác xã ở Việt Nam trong giai đoạn tới - Ứng dụng ở Đồng bằng sông Hồng
148) Kiểm soát và xử lý thông tin không cân xứng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
149) Một số giải pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng ở chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh
150) Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
151) Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào đến năm 2020
152) Hoàn thiện chính sách tài chính đối với các doanh nghiệp dệt may trong Bộ Quốc phòng
153) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Quỹ hỗ trợ nông dân Việt Nam
154) Hoàn thiện quản lý nhà nước về thu phí đường bộ ở Việt Nam
155) Vận dụng kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của Việt Nam vào xóa đói giảm nghèo ở CHDCND Lào
156) Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động dịch vụ chuyển tiền bưu điện tại Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam
157) Quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Hủa Phăn - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
158) Hoạch định chiến lược nguồn nhân lực cho Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - cơ sở phía Bắc giai đoạn 2007-2012
159) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở huyện Văn Lâm - Tỉnh Hưng Yên
160) Hoàn thiện quản lý sử dụng vốn sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần In Bưu điện
161) Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh các sản phẩm thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe gia đình của Công ty TNHH Kỹ thuật và Thương mại Tiến Thành
162) Hoàn thiện quản lý kênh phân phối điện thoại di động Samsung ở Công ty TNHH Công nghệ Di động FPT
163) Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò giai đoạn 2006-2020
164) Hoàn thiện chức năng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
165) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam
166) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
167) Giải pháp quản lý nhà nước nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của thành phố Hải Phòng
168) Giải pháp quản lý nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và khai thác, sử dụng các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2010
169) Hoàn thiện khoán chi hành chính đối với các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh Hải Dương.
170) Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-1010.
171) Hoàn thiện chính sách việc làm cho người lao động trên địa bàn Thị xã Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010
172) Hoàn thiện chính sách quản lý nhằm chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư, xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam.
173) Giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước qua hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển.
174) Hoàn thiện chính sách Đào tạo - Phát triển nguồn nhân lực ở huyện Đông Anh giai đoạn 2006-2010.
175) Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đến năm 2010.
176) Giải pháp thúc đẩy tiến trình giải ngân vốn Hỗ trợ phát triển chính thức Nhật Bản (JBIC) của các dự án hạ tầng giao thông (qua thực tiễn của Ban quản lý Dự án 85).
177) Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu của chủ đầu tư (Thông qua thực tiễn của Ban quản lý Dự án 85 - Bộ Giao thông vận tải).
178) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở tỉnh Nghệ An.
179) Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Bưu điện Tp Hà Nội trong xu hướng hội nhập, cạnh tranh
180) Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển sản xuất vụ đông tại tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2006-2010
181) Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chính quyền cấp cơ sở của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2006-2010
182) Hoàn thiện chính sách phát triển du lịch VN giai đoạn 2006-2010
183) Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý sử dụng trụ sở làm việc của các cơ quan HC, đơn vị sự nghiệp ở VN
184) Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Viện khoa học Thuỷ Lợi
185) Những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2006 - 2010
186) Một số biện pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng miền núi tỉnh Nghệ An
187) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong quá trình hiện đại hoá ngành Hải quan và hội nhập quốc tế
188) Hoàn thiện công tác đào tạo cán bộ, công chức thuộc Cục Hải quan thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập
189) Đổi mới quản lý tài sản công trong các Công ty Quốc phòng an ninh ngành Công an
190) Hoàn thiện chính sách phát triển công nghệ của ngành in Việt Nam trong điều kiện hội nhập
191) Các DNNN tại Hà Nội sau cổ phần hóa - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD - Lấy ví dụ tại Cty CP Văn phòng phẩm Cửu Long
192) Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh
193) Hoàn thiện chính sách phát triển các dịch vụ công trong truyền hình ở Việt Nam
194) Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh doanh xăng dầu ở nước ta đến năm 2010
195) Hoàn thiện chính sách thuế đối với hộ cá thể (nộp thuế theo phương pháp khoán) ở Việt Nam
196) Giải pháp để Việt Nam ứng phó với việc chống bán phá giá hàng hóa xuất khẩu trong điều kiện hội nhập
197) Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế để khuyến khích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
198) Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hải Phòng
199) Một số giải pháp kinh tế phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hải Phòng
200) Hoàn thiện chính sách huy động nguồn lực tài chính đầu tư phát triển giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2010
201) Nâng cao chất lượng độ ngũ công chức hành chính tỉnh Quảng Trị đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế
202) Vận dụng lý thuyết Marketing địa phương trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài
203) Tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thông qua nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA của Chính phủ Nhật Bản
204) Chính sách tài chính nhằm xóa đói giảm nghèo ở Nghệ An giai đoạn 2006-2010
205) Các giải pháp tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2007-2015
206) Hoàn thiện chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, giai đoạn 2007-2015
207) Hoàn thiện các chính sách phát triển khu vực dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp tỉnh Đồng Nai
208) Hoàn thiện chính sách phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo hướng bền vững
209) Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước tỉnh Đồng Nai trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
210) Một số biện pháp nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Miền Trung.
211) Một số biện pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp khu vực Duyên Hải miền Trung.
212) Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh doanh du lịch trên địa bàn Hội An.
213) Những giải pháp nhằm mở rộng hình thức tín dụng thương mại trong các doanh nghiệp ở VN hiện nay.
214) Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phương pháp điều chỉnh giá trong hoạt động Maketing của các doanh nghiệp.
215) Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong các doanh nghiệp Du lịch Nhà nước ở Thừa Thiên Huế.
216) Những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
217) Một số giải pháp nhằm huy động nguồn vốn trung và dài hạn cho các dự án đầu tư ở các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ thành phố Đà Nẵng.
218) Một số giải pháp về Maketing nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các DNNN sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
219) Đẩy mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
220) Một số phương pháp và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
221) Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Lương thực và Công nghiệp thực phẩm.
222) Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp trên địa bàn Quảng Nam - Đà Nẵng.
223) Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng.
224) Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng ở miền Trung.
225) Phương hướng và giải pháp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trong ngành thuỷ sản tại Đà Nẵng và Quảng Nam.
226) Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hoạt động Maketing trong các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Đà Nẵng.
227) Những định hướng và giải pháp nhằm tăng khả năng xuất khẩu các doanh nghiệp công nghiệp ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng.
228) Phương hướng và biện pháp cơ bản để xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty Điện máy miền Trung đến năm 2005.
229) Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của các khách sạn Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
230) Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh doanh nhựa đường ở Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
231) Một vài ý kiến nhằm hoàn thiện chiến lược Maketing của Công ty nước giải khát quốc tế IBC tại thị trường Việt Nam.
232) Một số biện pháp nhằm xây dựng chiến lược cạnh tranh cho các DNNN kinh doanh sản phẩm dầu mỡ nhờn ở VN hiện nay (lấy ví dụ ở Công ty dầu nhờn Petrolimex).
233) Chiến lược phát triển loại hình và sản phẩm du lịch tại vùng Đà Nẵng và Quảng Nam trong những năm tới.
234) Xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Thương mại Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
235) Một số biện pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh lương thực ở các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng.
236) Các giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
237) Những giải pháp cơ bản nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn ở thành phố Đà Nẵng.
238) Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của DNTMTNHH trên địa bàn Hà Nội.
239) Phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển hoạt động kinh doanh siêu thị ở Hà Nội đến năm 2005
240) Các giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá các doanh nghiệp Bưu điện thành phố Hà Nội
241) Tăng cường công tác tín dụng đối với các Doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Lâm Đồng.
242) Những giải pháp đẩy mạnh công tác quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc.
243) Một số giải pháp kinh tế- tổ chức để phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vĩnh Phúc.
244) Những giải pháp phát triển nguồn khách du lịch của tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2001- 2010.
245) Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới hệ thống Doanh nghiệp nhà nước trong công nghiệp ở Việt Nam.
246) Các giải pháp nhằm thúc đẩy cổ phần hoá các Doanh nghiệp Bưu điện thành phố Hà Nội.
247) Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty dịch vụ viễn thông (GPC) đến năm 2000.
248) Phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển hoạt động kinh doanh siêu thị ở Hà Nội đến năm 2005.
249) Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước của UBND tỉnh Lâm Đồng đối với Doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn lãnh thổ.
250) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Bưu điện tỉnh Bình Thuận.
251) Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam.
252) Những giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNN sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
253) Hoàn thiện công tác kiểm tra của công ty Truyền tải điện I.
254) Những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương mại điện tử của ngành thương mại Hà Nội.
255) Những phương hướng và giải pháp nâng cao lợi nhuận tại xí nghiệp liên doanh “Việt Xô Petro”.
256) Nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực tại công ty Truyền tải điện lực I.
257) Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam.
258) Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
259) Giải pháp xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược thị trường xuất khẩu của công ty da giầy Hà Nội trong xu thế hội nhập.
260) Nâng cao năng lực tư vấn của Công ty Tư vấn xây dựng và phát triển Bưu điện.
261) Những biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý của Công ty truyền tải điện I.
262) Giải pháp nâng cao hiệu quả các dịch vụ công trình biển của xí nghiệp liên doanh dầu khí VIETSOVPETRO
263) Bước đi và các giải pháp chủ yếu chuyển VIETSOVPETRO sang mô hình công ty mẹ - công ty con
264) Giải pháp nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án phát triển của Công ty Tư vấn đầu tư và kiểm toán Việt Nam - Vica Consultants.
265) Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
266) Một số giải pháp hoàn thiện quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn GMP tại Công ty Dược liệu TW1.
267) Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội.
268) Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm của Công ty Công nghệ và thương mại Nhật Hải.
269) Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH vận tải Duyên Hải.
270) Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Bưu điện Thành phố Hà Nội trong kinh doanh dịch vụ viễn thông.
271) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần nhựa Thăng Long
272) Hoàn thiện quản lý vốn tại Công ty Công nghiệp - Thương mại Quảng Bình
273) Định hướng chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet của công ty điện toán và truyền số liệu trong mô hình tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam
274) Huy động và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty TNHH Niềm tin - Thực trạng và giải pháp
275) Hoàn thiện công tác thù lao lao động tại Cty TNHH Niềm tin
276) Phát triển dịch vụ thông tin di động của Tổng Cty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
277) Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
278) Giải pháp thu hút các doanh nghiệp tham gia đăng ký giao dịch cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
279) Giải pháp Marketing nhằm thu hút khách hàng Nhật Bản khu vực miền bắc của Tổng Cty Hàng không Việt Nam (văn phòng miền bắc)
280) Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ viễn thông của Bưu điện Hà Nội trong mô hình tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
281) Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương tại Tổng Cty Dược Việt Nam
282) Quản trị rủi ro tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định - Thực trạng và Giải pháp
283) Giải pháp triển khai tính chi phí kinh doanh tại Xí nghiệp Sản xuất bao bì xuất khẩu trực thuộc CTCP Sản xuất Bao bì và hàng xuất khẩu
284) Đổi mới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên trong hệ thống Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
285) Chế độ đãi ngộ và chịu trách nhiệm vật chất đối với công nhân viên chức của Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải - Thực trạng và Giải pháp
286) Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thông tin di động của Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone
287) Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ thông tin di động của Công ty Dịch vụ Viễn thông VinaPhone
288) Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại nhà máy Quy chế II - Công ty Cổ phần Kinh doanh Thiết bị Công nghiệp
289) Giải pháp mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ thiết bị giáo dục và đồ chơi của Công ty Thiết bị Giáo dục và Đồ chơi Văn Minh
290) Giải pháp tăng cường kiểm soát chất lượng nuôi cá nước ngọt đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội
291) Phương hướng triển khai chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
292) Biện pháp tiết kiệm chi phí vật liệu trong chi phí thực hiện công trình xây dựng của Công ty Cổ phần VINACONEX 6
293) Hoàn thiện quản trị vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May
294) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước tại các đơn vị y tế Bắc Ninh
295) Hoàn thiện quản trị vốn ở Tổng công ty Thép Việt Nam
296) Đổi mới hoạt động tín dụng của VPBank sau khi Việt Nam gia nhập WTO
297) Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh tại Công ty Thông tin di động
298) Thiết kế lại mô hình tổ chức của Công ty cổ phần Xà phòng Hà Nội