Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

Một số links số liệu quan trọng

Một số links số liệu quan trọng

Tổng cục Thống kê: Đây là nguồn quan trọng nhất cho các bạn sinh viên, ngoài các thông số kinh tế hàng tháng (chọn tháng trên dropdown menu có thể lấy được rất nhiều số liệu từ năm 2004) các bạn có thể xem số liệu năm trong mục "Số liệu thống kê" và số liệu của các cuộc điều tra kinh tế xã hội lớn (mục "Các cuộc điều tra").

Ngân hàng Nhà nước: Ngoài những chỉ số chính sách tiền tệ căn bản như các loại lãi suất chính sách và tỷ giá bình quân liên ngân hàng (reference rate), mục "Thị trường tiền tệ" có các thống kê về VNBOR, hoạt động thị trường mở và đấu thầu trái phiếu chính phủ. Một địa chỉ nữa cho các bạn quan tâm đến tài chính, tiền tệ là Bảo hiểm Tiền gửi Việt nam, mặc dù hiện tại chưa có nhiều số liệu.

Bộ Tài chính: Mục "Ngân sách nhà nước" có thống kê về ngân sách, chi thu của VN, ngoài ra còn có thông tin về các dự án ODA và đặc biệt là Bản tin nợ nước ngoài rất hữu ích. Số liệu về ngân sách nhà nước cũng có thể tra cứu trên website của Chinh phủ.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Mục Dữ liệu của bộ này có rất nhiều thông tin, chủ yếu kết quả của các cuộc khảo sát xã hội, rất có ích cho những bạn quan tâm đến labor market và các vấn đề xã hội. Đa số dữ liệu được cung câp dưới dạng bảng Excel khá tiện dụng.

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn: Mặc dù một số trang trên website của bộ này bị lỗi và còn nhiều tài liệu không dùng Unicode, mục Thống kê - Dự báo có rất nhiều thông tin quan trọng. Tôi tìm thấy thống kê về khí tượng thủy văn của VN ở đây chứ không phải trên website của Bộ Tài nguyên Môi trường.

Bộ Công Thương: Mục Thống kê của bộ này rất tốt, số liệu xuất nhập khẩu khá chi tiết (các bạn có thể update bảng số liệu REER/NEER mà tôi cung cấp trước đây bằng số liệu xuất nhập khẩu từ trang web này). Phần thông tin về vốn đầu tư cũng khá chi tiết.

[Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ là những bộ tôi rất thất vọng vì không có các cơ sở dữ liệu/thống kê chuyên ngành đáng ra phải có.]

IMF: Như đã nói bên trên, IMF có một số database rất quan trọng về kinh tế vĩ mô, theo tôi được biết họ cung cấp miễn phí cho các nước đang phát triển nên các bạn ở VN có thể truy cập được. Những database quan trọng là WEO, IFS, DOTS, BOPS, GFS. Ngoài ra trong chuyên mục Vietnam and the IMF cũng có rất nhiều thông tin. Khi còn là sinh viên và không có truy cập vào IFS tôi thường xuyên vào chuyên mục này lấy số liệu của VN từ các Staff Report và Statistical Appendixes do văn phòng IMF Vietnam công bố hàng năm. Trong chuyên mục này cũng có rất nhiều bài nghiên cứu quan trọng về VN của các chuyên gia IMF. Năm ngoái có một bài về Output gap của VN sử dụng Bayesian estimation những bạn quan tam về vấn đề này nên tham khảo. IMF website là nguồn số liệu tất cả sinh viên kinh tế bắt buộc phải biết.

WB: Cách đây mấy năm WB đã cho access miễn phí vào tất cả các database của họ (thời tôi đi học chỉ được access vào World Development Indicators). Số liệu của WB rất rộng và họ bắt đầu có các chuỗi số liệu theo quí (trước đây chỉ có số liệu theo năm). Đây cũng là nguồn số liệu bắt buộc cho sinh viên kinh tế.

ADB: Số liệu của tổ chức này rất tốt, tiếc là cũng chỉ có annual data như WB. Chuyên mục Key Indicators có rất nhiều bảng Excel số liệu được update hàng năm (và có lẽ là data source duy nhất lưu trữ theo vintage, nghĩa là các version khác nhau hàng năm).

UNDP: Tổ chức này có một database quan trọng liên quan đến chỉ số Human Development Indicator được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế.

UNCTADSTAT: Database của Unctad, một tổ chức thuộc UN tương tự như UNDP, chuyên về trade data. Số liệu ngoại thương ở database này (cho VN) tương đương như của Bộ Công thương và DOTS của IMF tôi trích dẫn bên trên.

BIS: Mặc dù không có nhiều số liệu về VN, đây là địa chỉ quan trọng cho những bạn quan tâm đến số liệu banking and finance quốc tế.

OECD: database này chủ yếu phục vụ cho các thành viên của OECD nhưng có rất nhiều chỉ số quốc tế (một số phải trả tiền).

FRED (của Fed St Louis): Trong số các website của các ngân hàng trung ương, đây là database lớn nhất và uy tín nhất với gần như toàn bộ số liệu macro của Mỹ, có những chuỗi dài gần 100 năm. Database này cũng có số liệu của một số nước phát triển khác. Ngoài ra Fed còn có một số data tại địa chỉ này và hầu hết các chi nhánh Fed khác cũng cung cấp dữ liệu (NY, Kansas, San Francisco, Chicago, Cleveland).

Các central banks lớn khác như ECB, BoE, BoJ, RBA, tuy nhiên số liệu chủ yếu cho các nước của họ.

Pen World Table: một nguồn số liệu về national account tính theo PPP cho gần như tất cả các nước. Đây là một database lâu đời và rất uy tín trong giới học thuật tuy nhiên số liệu update chậm hơn so với nguồn WB và IMF.

The World Top Income Database: số liệu về VN đang được thu thập, hi vọng sẽ có sớm.

Economagic.com: số liệu của Mỹ và một số của Úc, ECB, BoJ




Một số nguồn dữ liệu tài chính

Damodaran: GS Aswarth Damodaran (NYU) cung cấp một database rất lớn về số liệu của các công ty đại chúng (US and non-US, trong đó có một số công ty VN). Website này còn cung cấp một số spreadsheet tính toán liên quan đến valuation rất hữu ích cho các bạn sinh viên tài chính.

Không có nhận xét nào: