Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP

VĂN HOÁ GIAO TIẾP - ỨNG XỬ
TS. HOÀNG VĂN HOAN
Học viện Chính Trị- Hành chính Khu vực I


Tính hệ thống: Mọi sự vật, khái niệm quanh ta tự thân đều là những hệ thống -> Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối quan hệ mật thiết với nhau;

Tính giá trị: Giá trị là kết quả thẩm định dương tính của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định (như “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu”...).

Tính nhân sinh: Văn hóa là sản phẩm của con người. Con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa, đồng thời chính bản thân con người cũng là một sản phẩm của văn hóa.Tính nhân sinh tạo ra những khả năng không có sẵn trong bản thân sự vật (hiện tượng) mà được con người gán cho để đáp ứng các nhu cầu của con người => giá trị biểu trưng=>cho phép phân biệt văn hoá với tự nhiên. Văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên. Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, là một “tự nhiên thứ hai”.

Tính lịch sử: Tự nhiên được biến thành văn hóa là nhờ có hoạt động xã hội - sáng tạo của con người. Sự tích lũy các giá trị tạo nên đặc điểm của văn hoá là tính lịch sử=> Tính lịch sử tạo ra tính ổn định của văn hoá, để phân biệt văn hóa như cái được tích lũy lâu đời với văn minh như cái chỉ trình độ phát triển ở một thời điểm nhất định.

=> Bốn đặc trưng này chính là cơ sở cho phép nhận diện “chất văn hoá” ở một đối tượng nghiên cứu.


Văn hóa khu biệt với tự nhiên là nhờ có tính nhân sinh. Thiếu tính nhân sinh, tự nhiên chưa phải là văn hóa.

Văn hóa khu biệt với văn minh là nhờ có tính lịch sử. Thiếu tính lịch sử, văn minh cũng chưa phải là văn hoá.

Văn hoá đứng giữa tự nhiên và văn minh. Tính nhân sinh chưa có hoặc quá ít thì thuộc về tự nhiên. Tính nhân sinh (nhân tạo) quá nhiều thì thuộc về văn minh. Khi tính nhân sinh có liều lượng thì thuộc về văn hoá.

Văn hoá còn phân biệt với văn minh ở tính giá trị, tính dân tộc, đặc trưng khu vực và tổ chức xã hội (xem bảng)


Phương Đông và phương Tây như những khái niệm văn hoá được hình thành trong khu vực cựu lục địa Á-Âu (Eurasia).
Phương Đông = Đông Nam; phương Tây = Tây Bắc.
TÂY BẮC: Lạnh, khô, băng tuyết, địa hình đơn giản.
ĐÔNG NAM: Nóng, ẩm, sông nước, địa hình phức tạp.
Từ sự khác biệt ban đầu về điều kiện tự nhiên này dẫn đến hàng loạt khác biệt về văn hoá.

Hai loại hình kinh tế trồng trọt và chăn nuôi này đã để lại dấu ấn rất đậm nét trong truyền thống văn hóa hai khu vực:

Văn hóa gốc nông nghiệp sống trong làng xã, đời sống ổn định, nên thiên về tinh thần, trọng Danh hơn Lợi.

Văn hoá gốc du mục thường xuyên dịch chuyển, đời sống luôn thay đổi, nên thiên về vật chất, trọng Lợi hơn Danh.


Về địa l‎ý: châu Á thuộc phương Đông; châu Âu, châu Mỹ thuộc phương Tây
Về kinh tế: châu Á (nghèo) thuộc phương Nam; Âu-Mỹ (giàu) thuộc phương Bắc
Về văn hoá: phương Đông & châu Á điển hình là phần đông-nam của cựu lục địa Á-Âu; phương Tây điển hình là phần tây-bắc của nó (châu Âu).


Khái niệm giao tiếp
Nếu tiếp cận từ khía cạnh hình thức của giao tiếp có hai định nghĩa:

Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, cụ thể hơn, đó là quá trình truyền đạt, thu nhận, phản hồi thông tin.
Giao tiếp là một quá trình hai chiều giữa hai bên hay nhiều bên trao đổi thông tin.

Nếu tiếp cận từ nội dung của các cuộc giao tiếp cho rằng giao tiếp là để: nói được điều muốn nói, hiểu được đối tác muốn gì, phản hồi ý kiến đầy đủ và thấu đáo.

Nếu tiếp cận từ mục đích giao tiếp thì giao tiếp nhằm làm cho người khác hiểu được ý của mình và được người khác đáp lại theo ý muốn của mình.

Mục đích của giao tiếp thường là: để hoàn thành công việc, tiếp tục thu nhận thông tin hướng tới các thông tin chuẩn xác phục vụ cho việc ra quyết định một cách đúng đắn, tạo sư hiểu biết chung, tiếng nói chung nhằm phát triển quan hệ.


Đặc trưng cơ bản giao tiếp của người Việt Nam
Bản chất của con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp


GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ

Không có nhận xét nào: