Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

KHỔNG TỬ

Khổng tử đã chỉ ra rằng lòng tốt là gồm cả hai một tư tưởng chính trị và một tiêu chuẩn đạo đức. Lòng tốt nhấn mạnh việc chăm lo cho người khác và chú trọng tư tưởng về lòng trung thành và sự khoan dung tha thứ. Một tư tưởng như vậy đã có một ảnh hưởng sâu rộng đến đạo đức truyền thống Trung Hoa về lương thiện, trung thực, nhẫn nại và khoan dung. Nó vẫn có ý nghĩa sâu sắc trong xã hội ngày nay.
Lòng chân thành, chân thật là cơ sở nền tảng đầu tiên quan trọng nhất

Một lần khi Khổng Tử đang thảo luận cách đối nhân xử thế với những học trò của ông, Zily nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, đổi lại con cũng sẽ đối xử tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế của những người không tốt.”
Zigong nói: ” Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con sẽ hướng dẫn họ đến cái tốt.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế giữa những người bạn.”
Yanzi nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ tốt với họ và dẫn họ đến cái tốt.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế trong gia đình và người thân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thế giới này bằng lòng chân thành, thành thật, nó sẽ thực sự tốt!”
Đối xử với người khác bằng lòng tốt lương thiện
Yanzi đã hỏi Khổng Tử: “Làm sao con có thể đạt được mục tiêu đối xử với người khác bằng lòng tốt? con mong ước con có thể làm được việc đối xử với mọi người như nhau bất kể họ giàu hay nghèo; can đảm mà không hiển thị khoe khoang mình dũng cảm; làm bạn chỉ với những người có mục đích cao quý và tránh gian khổ suốt cuộc đời. Điều đó có đúng không?”
Không Tử nói: ” Để là người tốt, một người cần phải tu thân và liên tục nâng cao đạo đức bản thân. Điều mà con nói là tốt. Đối xử như nhau cho dù họ giàu hay nghèo, con sẽ thấy hài lòng và không bị điều khiển bởi ham muốn dục vọng. Hành xử như nhau bất kể con ở địa vị cao hay là người dân bình thường, con sẽ luôn luôn khiêm tốn và lịch sự. Can đảm mà không hiển thị khoe khoang lòng dũng cảm, con sẽ đối xử với mọi người bằng lòng kính trọng. Làm bạn với những người có mục đích cao quý và tránh gian khổ suốt cuộc đời, con có thể lựa chọn những người bạn của mình, con sẽ thận trọng trong lời nói và hành động mình. Đây là một mục đích rất tốt!”
Cách cai trị
Qi Gaoting đã hỏi Khổng Tử : “con đã đi một đoạn đường dài và đã trải qua nhiều khó khăn thử thách, mặc quần áo sờn rách và mang quà đến cho thầy, con đến với hy vọng rằng thầy có thể dạy con cách phò tá hoàng đế cai trị đất nước.”
Khổng Tử đã nói: “Hãy dựa vào những nguyên tắc luân lý đạo đức và công bằng, Ngay cả khi xúc phạm đến hoàng đế, con cũng không thể từ bỏ sự chính trực và những nguyên tắc đạo đức. Phò tá hoàng đế không có nghĩa là làm mọi việc cho hoàng đế, mà là làm việc cho đất nước và cho người dân dưới sự cai trị của hoàng đế. Tóm lại là làm những việc chân chính và phò tá hoàng đế truyền bá lòng tốt lương thiện. Con cần phải đối xử với mọi người bằng lòng chân thành. Con cần phải làm một tấm gương tốt và ngay thẳng công bằng. Tiến cử những người có khả năng với hoàng đế đồng thời loại đi những kẻ xấu xa; loại bỏ phần xấu ra khỏi bản thân con và cùng với hoàng đế sống theo luật pháp và chuẩn mực đạo đức. Con cần phải thông minh nhưng cẩn thận trong lời nói và hành động; tu thân và dẫn dắt người dân sống theo lòng tốt lương thiện. Nếu con có thể làm như vậy, con có thể giống như một đạo hữu bên cạnh hoàng đế ngay cả khi con ở cách xa ông ấy ngàn dặm. Nếu không, con không thể làm được điều đó ngay cả khi con ở ngay bên cạnh ông ta.”
Khổng Tử nói rằng một người cần phải tu thân để đối xử tốt với người khác. Đối xử với người khác không phải là mục đích, mà mục đích là thăng tiến bản thân đến một tầng cao hơn. Khổng Tử xem trung, nghĩa, trí và tín là những điều kiện tiên quyết để là một người cao quý. Một người cao quý có thể đạt đến “từ bi” qua tự phê bình và đối xử với người khác bằng lòng tốt và khoan dung. Một người cao quý sẽ duy trì đạo đức cao trong bất kể tình huống nào và sẽ giữ tâm anh ta trong sạch, đối xử tốt với mọi người và trân quý sinh mệnh. Cho dù họ giàu hay nghèo, anh ta sẽ không bị dao động. Quyền lực và sự ép buộc cũng không ảnh hưởng anh ta được.



Sách Liệt Tử đã chép rằng :

“Tử Hạ hỏi Khổng Tử :
- Nhan Hồi là người như thế nào ?
Khổng Tử nói :
- Cái nhân của Hồi hơn ta.
Tử Hạ lại hỏi :
- Tử Cống là người như thế nào ?
- Cái mau mắn của Tử hơn ta.
- Tử Lệ là người như thế nào ?
- Cái dũng của Do hơn ta.
- Tử Trương là người như thế nào ?
- Cái vẻ trang nghiêm của Sử hơn ta.

Tử Hạ lấy làm lạ, đứng dậy thưa :"Vậy thì tại sao bốn người ấy lại còn theo thầy mà học ?"

Khổng Tử nói : "Lại đây ta bảo cho, Hồi chỉ biết nhân mà không biết lúc bất nhân; Tử chỉ biết mau mắn mà không biết chậm chạp. Do chỉ biết hùng dũng mà không biết nên nhút nhát; Sử chỉ biết trang nghiêm mà không biết lúc ung dung để hoà đồng với mọi người. Nay gồm tất cả những cái hay của bốn người ấy có mà đổi với cái ta có, ta không đổi. Bởi vậy, họ phải thờ ta làm thầy !”

Vậy mới hay Khổng Tử đã thấu suổt cái nguyên tắc quan trọng nhất trong đạo xử thế là phải biết biến: “Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cử”(có biến mới có thông, có thông mới lâu bền được). Phải biết tuỳ cơ mà biến thông cho hợp thời trung tiết…nếu chỉ khư khư, nhất mực…dẫu hay đến mấy cũng hỏng việc. Mục đích thì có một nhưng có cả ngàn cách để đạt mục đích ấy, vấn đề là tìm xem cách nào hợp với khả năng mình nhất, có hiệu quả nhất.

Dùng lòng chân thành làm căn bản

Có một lần, Khổng Tử và các học trò của ông bàn luận về cách đối xử với người.

Tử Lộ nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; nếu họ đối xử không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”

Khổng Tử phê bình cách này: “Đây là cách làm của những người không có đạo đức lễ nghiã.”
Tử Cống nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không đối xử tốt với con, con sẽ chỉ dẫn cho họ theo hướng thiện.”

Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa những người bạn”.

Nhan Tử nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; Nếu người khác không đối xử tốt với con, con vẫn dùng thiện ý đối tốt với họ, và chỉ dẫn họ theo hướng thiện.”

Khổng Tử bình luận cách này: “Đây là cách nên làm giữa thân nhân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thiên hạ bằng lòng chân thành, thì mới thực sự là dùng thiện tâm để đối xử với người!”

Dùng nhân nghĩa để đối xử với người

Nhan Tử đã hỏi thầy Khổng Tử rằng: “Thưa, con muốn đối xử với người bằng lòng “nhân từ”, thì phải làm thế nào mới có thể đạt được như vậy? Con hy vọng chính mình có thể đối xử với mọi người đồng đều cho dù họ nghèo nàn hay giàu có; bản thân không có ý biểu lộ mình dũng cảm đến mấy nhưng lại có sự uy nghiêm; chỉ giao du với những nhân sĩ có chí hướng, và suốt đời không có hoạn nạn, thưa Thầy, như vậy có được không?”

Khổng Tử trả lời: “Muốn đạt đến mức đối xử với người bằng lòng nhân từ, trước hết phải làm được chuyện tu sửa bản thân mình, không ngừng nâng cao sự tu dưỡng đạo đức của chính mình đồng thời nâng cao cả cảnh giới tư tưởng. Những lời nói vừa qua của con cũng khá tốt, lúc nghèo nàn hay giàu có cũng như nhau, thì con có thể biết được mình đầy đủ mà không chạy theo những thứ ham muốn dục vọng. Khi ở chỗ cao quý hay thấp hèn cũng như nhau, thì con có thể luôn luôn khiêm nhường mà lại có lễ nghiã. Không có ý biểu lộ bản thân dũng cảm đến mấy mà lại có sự uy nghiêm, thì con có thể cung kính đối xử với người mà không bị sai lầm đối với họ. Giao thiệp với những nhân sĩ có chí hướng, suốt đời không có hoạn nạn, thì con có thể cẩn thận lựa chọn bạn bè, lựa chọn những lời cần nói và những việc cần làm. Đây là chí hướng rất to lớn!”

Đạo lý chính trị

Tề Cao Đình đến hỏi Khổng Tử rằng: “Thưa Ngài, tôi không quản ngại núi cao xa xôi cách trở, áo quần sờn rách mà mang lễ vật đến bái kiến Ngài, trong lòng thật sự có thành ý, kính mong Ngài chỉ dạy cho cách giúp vua cai trị quốc gia.”

Khổng Tử nói: “Hãy giữ vững những nguyên tắc về đạo lý chân chánh, cho dù có phải mạo phạm đến quân vương, cũng không thể buông bỏ những nguyên tắc về chánh đạo. Bầy tôi thờ vua, kỳ thực không phải vì vua mà làm, mà chỉ vì quốc gia và dân chúng ở dưới vua mà làm, làm vì nước vì dân. Rốt cuộc là vì thực hành sự nhân nghiã, mà phụ trợ quân vương thi hành nền chính trị nhân từ. Khi đối xử với bất cứ người nào, không nên có lòng chán chường, mà phải dùng lòng chân thành đối xử với nhau. Lời nói và hành vi của bản thân, trước tiên, phải kiên trì tuân theo đạo nghiã; khi biết được người quân tử, nên cố gắng tiến cử họ; hễ phát hiện kẻ tiểu nhân thì nên làm cho họ rời xa quân vương; bỏ đi lòng tà ác của mình mà chân thành dựa theo lễ nghiã đối xử với vua. Làm việc cần phải bén nhạy và cẩn thận trong lời nói lẫn hành động, chiếu theo lễ nghĩa mà tu dưỡng bản thân mình, và làm cho thiên hạ cũng theo hướng lễ nghĩa. Được như vậy, thì sẽ giống như anh em của hoàng thượng cho dù bản thân có ngàn dặm cách xa vua. Nếu chỉ nói mà không làm, hay hành vi không cần mẫn, lại không dựa theo lễ nghĩa đối xử với mọi người thì cho dù ở cạnh bên vua cũng e rằng không làm nên chuyện gì cả.”

Khổng Tử còn nói, khi đối xử với mọi người phải từ cái đạo lý làm người mà nói. Mục đích không phải là đối xử với mọi người cho tốt, mà chính là để nâng cao cảnh giới của chính bản thân mình. Khổng Tử xem Lễ, Nghĩa, Tốn (khiêm tốn), và Tín là những phẩm chất mà người quân tử phải mang theo. Người quân tử thông qua việc kiểm điểm bản thân mà có thể nhận thức được lòng nhân từ, rồi giữ nhân từ trong lòng mình mà đối xử với người khác bằng sự khoan dung, và thực hành điều nhân nghĩa. Bất cứ lúc nào cũng nêu cao tiêu chuẩn đạo đức mà làm thành những nguyên tắc đối xử ở đời của con người; giữ vững tấm lòng trong sạch mà thiện hoá người khác, và trân quý sinh mệnh, phú quý không thể làm mê loạn tư tưởng của họ, nghèo nàn cũng không thể sửa đổi hành vi phẩm chất thường ngày của họ, uy vũ cũng không thể khuất phục ý chí của họ, như vậy mới làm một người chính nhân quân tử.


Tử Trương (Zi Zhang), một học trò của Khổng Phu Tử, hỏi Đức Khổng Tử đạo lý về chính trị và chấp chính. Khổng Phu Tử giảng, “Người Quân tử trị vì dân chúng, không nên thiết lập những tiêu chuẩn quá cao. Không nên thuyết dụ nhân dân bằng những mục đích quá xa vời thực tế. Đừng cưỡng chế họ làm những việc mà họ không có khả năng. ”

Tử Trương đáp, “Học trò thành thẩn tiếp thụ giáo huấn”.

Khổng Phu Tử giảng thêm: “Trò nhất định phải nhớ, nước trong thì không có cá, Người thấy nhiều thứ quá rõ ràng thì không có người theo. Ngày xưa, vương miện (mũ, nón) của các Hoàng Đế thường có các chuổi ngọc rũ xuống che khủ khuôn mặt. Đấy là để họ không nhìn quá rõ mọi thứ. Họ trang trí cho che kín lỗ tai để không nghe được quá nhiều điều. Một khi trong dân chúng xuất hiện yêu tặc nổi dậy, vị Hoàng Đế sẽ chấn chính lại tình huống. ”

Trương Tử nghe xong thành khẩn nói: “Thầy giảng thật uyên thâm”.

Khổng Phu Tử cũng giảng: “Chúng ta nên khoan dung (chấp nhận) nhiều chính sách để người ta có thể tự thấy những chỗ không toàn vẹn của mình. Trò nên truyền giảng những nguyên lý phù hợp với mức độ tiếp thu của quần chúng. Giáo dục cho họ có khả năng độc lập tư duy (suy nghĩ, tư tưởng) dựa trên những nguyên lý và tự tìm ra phương hướng cho bản thân! Khi người phạm lỗi lầm, đừng làm mọi thứ để chỉ ra lỗi lầm của họ, hãy khoan dung và tha thứ cho họ dựa vào những điều tốt đẹp mà họ đã làm trong quá khứ. Điều đó sẽ giúp họ ngày càng trở nên tốt hơn, như một người chết đi mà được sống lại. Đấy là một phương cách của Đấng trị vì”.

Trương Tử thành khẩn đáp tạ: “Thầy giảng thật thấu đáo”.

Khổng Phu Tử giảng thêm: “Muốn người khác tin theo, tốt nhất là khiêm tốn lắng nghe quan điểm của người khác trước. Muốn một chính sách được thực thi nhanh chóng, tốt nhất là hãy tự mình làm gương. Muốn người sớm quy phục mình, cách tốt nhất là dạy cho họ những luật chân chính. Nếu trò có thể đạt được những điều trên thay vì chỉ biết mắng mỏ và trừng phạt dân chúng, trò sẽ là một người chấp chính được yêu chuộng”.

”Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, ý nói rằng chúng ta nên đối xử với người khác bằng nhẫn nại và không nên mắng chửi người ta hay là yêu cầu người ta quá khắc khe. Là con người, ai cũng có điểm yếu kém. “Không có người theo nếu nhìn thấy quá rõ”, dạy chúng ta trở thành khoan dung và ân cần với người khác. Chúng ta nên cảm nhận được điểm mạnh của người khác và học hỏi từ họ để không ngừng thăng tiến về phẩm chất và đạo đức.


Khổng Tử hỏi Tử Lộ: “Ông yêu thích điều gì?”.

Tử Lộ trả lời: “Tôi thích múa kiếm”.

Khổng Tử nói: “Tôi không hỏi ý đó. Tôi muốn nói rằng dựa vào tài cán của ông, mà còn cố gắng học tập thêm nữa, người khác làm sao đuổi theo kịp được?”.

Tử Lộ hỏi: “Học tập cũng có lợi sao?”.

Khổng Tử nói: “Một vị Vua nếu như không có bề tôi nào dám khuyên can, việc chính sự sẽ vấp phải sai lầm bại hoại. Một kẻ sỹ nếu không có người bằng hữu nào có thể khuyên bảo cho mình, thì đức hạnh rồi sẽ có thiếu sót. Cưỡi ngựa chưa thuần không thể vứt bỏ roi ngựa. Bắn cung nỏ không thể để thất lạc dụng cụ chỉnh cung. Chạm khắc đồ gỗ thì cần phải có đường mực mới chính xác được. Người ta tiếp nhận lời khuyên nhủ mới có thể đạt đến cảnh giới của Thánh nhân. Theo thầy học tập, siêng năng học hỏi, chắc chắn có thể thành công. Vứt bỏ nhân nghĩa, chán ghét những người trí thức, thì sớm muộn cũng sẽ phạm tội và bị trừng phạt. Người quân tử thông thái sáng suốt thì không thể không học tập được”.

Tử Lộ nói:“Giống cây trúc sinh ra trên núi Nam, không được gia công, bản thân nó chính là đã ngay thẳng. Chặt nó xuống dùng để làm mũi tên, có thể bắn thủng cả da tê giác. Vì sao lại cần phải học tập chứ?”.

Khổng Tử nói: “Lấy lông vũ gắn thêm vào đuôi mũi tên, đầu mũi tên mài cho sắc bén hơn nữa, không phải là sẽ bắn càng lợi hại hơn sao?”.

Tử Lộ thi lễ và nói: “Tôi xin tiếp thu lời dạy bảo của Ngài!”.

10 Điều Tâm Niệm

1- Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.
2- Ở đời đừng cầu không khó khăn, vì không khó khăn thì kiêu xa nổi dậy.
3- Cứu xét tâm tánh thì đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc thì sở học không thấu đáo.
4- Sự nghiệp đừng mong không bị chông gai, vì không bị chông gai thì chí nguyện không kiên cường.
5- Làm việc đừng mong dễ thành, vì việc dễ thành thì lòng thị thường kiêu ngạo.
6- Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.
7- Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.
8- Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu tính.
9- Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay thì hắc ám tâm trí.
10- Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài
Lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả.
Nên chấp thuận trở ngại thì thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại.
Ngày nay những người học đạo, trước hết không dấn mình vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết bao

.

Không có nhận xét nào: