Thứ Tư, 30 tháng 1, 2008

Bản chất của lãnh đạo

Khái niệm
- Từ điển Bách khoa Việt Nam:
+Lãnh đạo: không có định nghĩa;
+Quản lý: Chức năng hoạt động của hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau, bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưu và bảo đảm thực hiện những chương trình mục tiêu của hệ thống trong đó”.
- Đại Bách khoa toàn thư của Trung Quốc:
+Lãnh đạo: không nêu ra một định nghĩa trực tiếp mà chỉ giải thích “lãnh đạo phản ánh khái niệm về quan hệ giữa khống chế và phục tùng trong một quần thể”
- Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên):
+Lãnh đạo: đề ra chủ trương và tổ chức động viên thực hiện. Nếu muốn thấu hiểu cái khái niệm trên thì ta phải tra nghĩa của hai cái từ: chủ trương và động viên.
  • Chủ trương: có ý định, có quyết định về phương hướng hành động
  • Động viên: tác động đến tinh thần làm cho phấn khởi vươn lên mà hoạt động
+ Quản lý: tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu nhất định
Từ điển Hán ngữ (Trung Quốc):
Lãnh đạo: xoái lĩnh và dẫn đạo tiến lên theo một hướng nhất định
Quản lý: Tiến hành thuận lợi một loại việc được giao trách nhiệm, bảo quản và xử lý, chăm sóc đồng thời có ràng buộc chặt chẽ.


Còn nhiều khái niệm khác về lãnh đạo:
Lãnh đạo là một động từ, không phải là một danh từ. Lãnh đạo là một hành động, không phải là vị trí. Lãnh đạo được xác định là những việc chúng ta làm, chứ không phải đơn thuần là vai trò của một ai đó.
Lãnh đạo là một nghệ thuật qui tụ, phát triển, động viên, hướng dẫn khả năng con người nhằm đến một mục tiêu nào đó.
Lãnh đạo còn là những gì đóng góp vào tiến trình phát triển, để hướng khả năng con người vào một mục tiêu nào đó (mọi thành viên của tập thể đều ý thức, tinh thần làm chủ tập thể cao).



Từ đó, kết luận:
Lãnh đạo: chỉ đường, vạch lối, nhìn xa trông rộng, hướng tới mục tiêu cuối cùng
Quản lý: tổ chức và điều khiển các hoạt động theo các yêu cầu đó

Lãnh đạo: đề ra chủ trương, đường lối, nguyên lý, sách lược, những mục tiêu lâu dài
Quản lý: chú trọng những yêu cầu có tính chiến thuật, mục tiêu cụ thể và thường là ngắn hạn

Lãnh đạo: Gắn với các khía cạnh trừu tượng của cuộc sống
Quản lý: xử lý những vấn đề thực tế

Lãnh đạo: dùng biện pháp động viên, thuyết phục, gây ảnh hưởng dựa vào đạo lý là chính
Quản lý: dùng các biện pháp tổ chức chặt chẽ, dựa vào ràng buộc của pháp chế, thể chế.

Lãnh đạo: thuộc về phạm trù tư tưởng, lý luận, đạo đức, không có tính cưỡng chế
Quản lý: thuộc phạm trù luật pháp, pháp quy, có ý nghĩa cưỡng chế rõ rệt.

Nội dung chức năng của công việc lãnh đạo và quản lý cũng khác nhau xa:
Chức năng lãnh đạo: xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hoà phối hợp các mối quan hệ và động viên, thuyết phục con người.
Chức năng quản lý: xây dựng kế hoạch, sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công công việc,...), chỉ đạo, điều hành (hướng dẫn, động viên), kiểm soát (bảo đảm hoàn thành mục tiêu, quản lý kết quả, sửa chữa sai sót nếu có).
Như vậy:
Lãnh đạo giống như một nghệ thuật => chắc chắn cần có tài năng;
Quản lý: thiên về mặt kỹ thuật => đòi hỏi phải có kỹ năng, có thể thông qua học tập mà trở thành thành thạo.

Trong những tình huống có nhiều biến động cần có bàn tay của lãnh đạo để xử lý và ứng phó với những rủi ro có tính chiến lược.
Trong những thời kỳ ổn định, ít biến động, các quy luật hoạt động vẫn bình thường thì cần những nhà quản lý để tạo ra năng suất và hiệu quả.

Khi công việc phức tạp, đụng chạm đến nhiều người tham gia, mục đích khống thật rõ ràng, nhiệm vụ khó khăn, nhân tố ảnh hưởng nhiều thì cần làm rõ mục tiêu, điều tiết các mối quan hệ, động viên, thuyết phục nên cần phải có bàn tay lãnh đạo.
Công việc đơn giản, ít người tham gia, mục tiêu rõ ràng, khó khăn ít, chỉ cần có kế hoạch chu đáo, tổ chức chặt chẽ, nắm tình hình chắc là có thể quản lý được.
=>
Lãnh đạo quan tâm đến hiệu quả toàn cục;
Quản lý chú ý đến hiệu suất của mỗi công việc được giao.

Tóm lại:
Lãnh đạo: liên quan đến mục tiêu dài hạn, đến những nhiệm vụ, chủ trương chiến lược, đến việc động viên, thuyết phục con người
Quản lý: thường gắn với kế hoạch cụ thể, tổ chức cụ thể, chỉ đạo cụ thể, nắm chặt tình huống cụ thể.

Sự tương đồng giữa lãnh đạo và quản lý:
Lãnh đạo và quản lý: đều phục vụ chung một mục đích cuối cùng. Lãnh đạo và quản lý chỉ là hai góc độ của một công việc. Đương nhiên lãnh đạo phải đi trước một bước.
=> nhân tài lãnh đạo là con người có con mắt hơn người, có khí phách quyết đoán, tinh thần mạo hiểm, dũng khí sát phạt và ma lực đặc biệt. Nhược điểm của họ là không chú trọng đến chi tiết của quá trình và thiếu năng lực chuyên nghiệp.
=> nhân tài quản lý có năng lực chuyên nghiệp về tổ chức, chắp nối, thực thi, tổng hợp, không khuôn sáo, dám hy sinh.
Nếu ta coi tiến trình thực hiện một công việc bao gồm 3 khâu: ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, và kiểm tra đánh giá kết quả. Thì khâu ra quyết định chủ yếu thuộc thẩm quyền của người lãnh đạo; còn khâu thực hiện thuộc trách nhiệm của người quản lý; còn khâu kiểm tra, đánh giá thuộc cả hai chức năng, nhưng tiêu chí khác nhau.
- Nếu coi tiến hành công việc hai khâu: quyết sách và thực thi thì ranh giới giữa lãnh đào và quản lý là rõ ràng.
- Về lý thuyết người ta phân biệt lãnh đạo và quản lý theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. lãnh đạo theo nghĩa rộng bao gồm cả quản lý (nghĩa hẹp); quản lý theo nghĩa rộng bao gồm cả lãnh đạo (nghĩa hẹp) => vì vậy, người ta dùng lẫn hai khái niệm (trường hợp nếu tách quá trình quản lý ra thành nhiều khâu công việc cụ thể, thì trong từng việc người quản lý vẫn phải lựa chọn và ra một số quyết định cụ thể để cấp quản lý dưới thực hiện).

Không có nhận xét nào: