Thứ Tư, 30 tháng 1, 2008

Nhiệm vụ, tiêu chuẩn của người lãnh đạo

Để hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo và người cầm đầu (gọi chung là cán bộ lãnh đạo). Cán bộ lãnh đạo phải đáp ứng tốt nhất và đầy đủ nhất các yêu cầu sau:
a) Phải có thực quyền: Người lãnh đạo (nhất là người cầm đầu) nếu không có quyền lực trong tay thì sẽ không có khả năng tiến hành các hoạt động quản lý, giống như người cầm dao chém vào nước thì làm sao có thể chia cắt nước ra được.
Quyền lực là phương tiện chứ không nên coi là cứu cánh là mục tiêu của con người. Quyền lực có thể san phẳng các mâu thuẫn chứ không giúp cho chúng cân bằng được. Người xưa cũng đã nói: người lãnh đạo chớ ham tiền bạc mà giết bản thân, chớ ham quyền lực mà giết con cháu, chớ ham học thuật mà giết thiên hạ.
b) Phẩm chất chính trị: Người cầm đầu, các nhà lãnh đạo muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý của mình, thì đầu tiên họ phải làm việc vì mục đích gì? họ đưa hệ thống đến đâu? đó chính là lý tưởng, mơ ước, là tương lai tươi sáng mà họ theo đuổi và cùng hệ thống phấn đấu. Cho nên phẩm chất chính trị đối với người lãnh đạo là:
- Phải kiên định lý tưởng của hệ thống và ý chí quyết tâm thực hiện bằng được lý tưởng đó.
- Phải giữ vững nguyên tắc trong quản lý và hành động.
c) Năng lực chuyên môn: Cán bộ lãnh đạo muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình còn phải thoả mãn một điều kiện khác, đó là phải có năng lực chuyên môn tương xứng. Cụ thể là:
- Người cầm đầu hệ thống phải hiểu biết sâu sắc công việc chuyên môn của hệ thống. Đó là phải có tư duy chiến lược và tầm nhìn dài hạn của việc phát triển hệ thống.
- Cán bộ lãnh đạo phải là người giỏi công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách. Cán bộ lãnh đạo là người phần lớn đúng đầu các phân hệ chuyên môn của hệ thống, là những người trợ thủ gần gũi của người cầm đầu, phải có trình độ hiểu biết còn kỹ năng thực hành cụ thể các lĩnh vực mà mình phụ trách vớ tư cách là các chuyên gia hành động. Thế giới càng phát triển quan hệ quốc tế ngày một mở rộng, tính hội nhập và cạnh tranh ngày một cao, cán bộ lãnh đạo mà không giỏi chuyên môn thì không thể làm cho hệ thống tồn tại và phát triển được.
d) Năng lực tổ chức: đây là một yêu cầu đặc biệt quan trọng của người cầm đầu và các nhà lãnh đạo trong quản lý, đó là:
- Khả năng hình thành một tổ chức có cơ cấu hợp lý, trong đó các thành viên biết làm việc khoa học, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề mới nảy sinh, ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời, chính xác.
- Trên cơ sở hiểu rõ năng lực, sở trường của từng người, từ đó bố trí đúng người đúng việc, làm cho mọi cá nhân phát huy tối đa năng lực, sở trường của họ tránh được tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”, hoặc bố trí cán bộ theo kiểu “thợ mộc thì bảo đi xây nhà, thợ nề thì bảo đi đóng tủ”.
- Người lãnh đạo phải có khả năng thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin một cách nhanh chóng, ra quyết định lãnh đạo đúng đắn, kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh và các tình huống khác nhau.
- Phải nhậy cảm với cái mới, phải có óc quan sát và phải thông minh. Đây là đặc điểm của các nhà quản lý có tài. Họ biết nhanh chóng tìm ra mục tiêu của hệ thống và con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đạt các mục tiêu đó.
- Dũng cảm, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán, đây là một yêu cầu cần có về năng lực tổ chức của người lãnh đạo, vì họ là người đứng mũi chịu sào trước hệ thống.
- Không bao giờ chịu đầu hàng trước khó khăn, đây cũng là một phẩm chất rất quý của năng lực tổ chức. Người xưa khi nói về những người lãnh đạo có phẩm chất quý này đã viết: “Cùng tắc biến, biến tắc thông”; Hoặc “Nhất dạ bá kế” - tức là nếu khó khăn bế tắc mà cứ chịu khó suy nghĩ thì một đêm sẽ có cả trăm kế.
- Biết làm việc và sử dụng các con người trong và ngoài hệ thống.
- Có sức lực làm việc bền bỉ, kiên nhẫn, chịu đựng: Công việc của người cầm đầu và các nhà lãnh đạo là tổ chức hệ thống hoạt động với muôn vàn biến động, rủi ro, bất chắc và thiếu hụt đòi hỏi phải có thời gian và sức chịu đựng dẻo dai (như sự cô độc, sự bất lực, sự phản bội, dối trá,..)
- Luôn lạc quan vui vẻ và truyền sự lạc quan, vui vẻ đó thành niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cho mọi người trong hệ thống.
- Phải có một phong thái đàng hoàng, và nếu tốt nữa phải có một ngoại hình hấp dẫn. Thật là khó khăn khi người cầm đầu và người lãnh đạo có một diện mạo khó coi, thậm chí khuyết tật. Rõ ràng, một nhà lãnh đạo trông hình dạng khoan thai, sáng sủa, phúc hậu thì người khác dễ có cảm tình hơn khi tiếp xúc và làm việc.
e) Phải có đạo đức và tư duy đúng đắn, đây là yêu cầu cần có của người cầm đầu và các nhà lãnh đạo và cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng. Đó là:
- Phải công bằng và trung thưc: công bằng là đạo lý là một yêu cầu của mọi con người trong mọi thời đại. Trong điều kiện ngày nay, công bằng là phải thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Còn trung thực là thủ đoạn cao nhất trong cuộc sống.
- Có tư duy hệ thống, trong xem xét phân tích và giải quyết mọi vấn đề trong quá trình quản lý và xử lý các quan hệ con người trong hệ thống.
- Phải biết sống vì mọi người trong hệ thống, biết hy sinh và làm gương cho người khác. Phải có thiện chí với con người, cò lòng vị tha, độ lượng để dẫn dắt mọi người biết vì lợi ích chung của hệ thống.
- Có văn hoá và tôn trọng con người, tôn trọng các chuẩn mực giá trị của hệ thống, biết đặc mình vào tâm trạng người khác mà xử lý mọi việc, mọi vấn đề.
- Phải biết khiêm tốn, nhún nhường, tránh khoe khoang, hách dịch, lãng phí, tham ô.
- Phải biết khéo léo sử dụng mưu kế và nghệ thuật quản lý, nắm bắt tâm lý và tình thế biến động để có các quyết định đúng. Cảnh giác với kẻ xấu, tránh để kẻ xấu lợi dụng và làm vô hiệu hoá bản thân.
g) Người cầm đầu xuất chúng (lãnh tụ), là người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, thấu suốt tương lai, dự đoán chuẩn xác. Đúng như Trần Hưng Đạo đã nói: “Tướng mà dùng nhân ái đối với kẻ dưới, lấy tín nghĩa phục nước láng giềng, trên biết thiên văn, dưới biết địa lý, giữa biết việc người, coi bốn biển như một nhà, đó là tướng chỉ huy cả thiên hạ, không ai địch được.
h) Người cầm đầu và lãnh đạo cần loại bỏ các thói xấu sau
- Thành kiến, đó kỵ, hẹp hòi dẫn tới không dùng được người giỏi, dùng người giỏi xem lẫn kẻ xấu, dùng người nhưng còn nghi ngờ và kiềm chế họ, kéo bè kéo cánh (bà con, thân hữu)
- Kiêu ngạo, thích làm lãnh tự, công thần địa vị dẫn tới coi thường người khác, không chịu nghe ai, cướp công cấp dưới, dung dưỡng bọ a dua, xiểm nịnh, lừa bạn, dối trên.
- Tham lam, hủ hoá dẫn tới tuỳ tiện, vô nguyên tắc, biến của công thành của riêng, lãng phí, xa hoa, inh hoạt hủ hoá trác táng bừa bãi.
- Chia rẽ, bất công dẫn tới độc ác, ích kỷ hại người, lẫn lộn đúng sai.
- Nói nhiều, hứa nhiều, hỏi nhiều nhưng không dám quyết và không thực hiện, làm cho người nghi ngờ, chán nản.
- Bảo thủ, trì trệ không dám đổi mới không dám mở rộng giao lưu đối ngoại bên ngoài.

Không có nhận xét nào: