Thứ Tư, 30 tháng 1, 2008

Người lãnh đạo

Như đã đề cập ở trên, chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động quản lý (lên đối tượng quản lý), nhờ đó cả hệ thống chung (bao gồm chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý) đạt tới các mục đích và mục tiêu quản lý. Chủ thể quản lý sở dĩ có thể tạo ra được các tác động quản lý nói trên là do nắm được quyền lực quản lý của hệ thống; chủ thể quản lý phải sử dụng các quyền lực này một cách có tổ chức dựa trên thiết chế quản lý của hệ thống quy định.
Quyền lực quản lý: Là năng lực tự nhiên, vốn có của hệ thống tạo ra khả năng tổ chức, sử dụng các nguồn lực tự nhiên để đạt được mục đích và các mục tiêu của quản lý.
Quyền lực quản lý được thể hiện thông quan quyền lực của các cá nhân các phân hệ trong hệ thống, với tư cách là năng lực hành vi áp đặt ý chí của các cá nhân, các phân hệ này lên các cá nhân khác, lên các phân hệ và trên cả hệ thống.
Quyền lưc quản lý được tạo nên bởi các nhân tố:
  • Sức mạnh của hệ thống, đặc biệt là sức mạnh trừng phạt của tổ chức
  • Các nguồn lực vật chất, các lợi ích của hệ thống có để đem đến hoặc thu lại cho các cá nhân, các phân hệ và hệ thống.
  • Sức mạnh của niềm tin của tri thức.

Những nguyên tắc sử dụng quyền lực:

  • Quyền lực thường chứa trong nó sự phủ định, phản kháng
  • Quyền lực chỉ được sử dụng có hiệu quả một khi nó phù hợp với phong cách của người lãnh đạo, và mục đích của người lãnh đạo
  • Người lãnh đạo càng có nhiều khả năng vận dụng khai thác những nguồn gốcnày thì khả năng thành công trong lãnh đạo càng nhiều.
  • Nhận thức về cơ sở quyền lực ảnh hưởng tới việc tăng cường quyền lực của cá nhân
  • Quyền lực bị ảnh hưởng bởi sự khéo léo vận dụng những cơ sở này
  • Quyền lực là không có giới hạn
  • Quyền lực thể hiện ở hành động - người lãnh đạo là người hành động
  • Người có khả năng ảnh hưởng người khác, chi phối được chiều hướng sự việc nhằm đạt kết quả thì người đó sẽ có người khác đi theo. Và đó là người lãnh đạo.

Thiết chế quản lý: Là phương thức tổ chức và nguyên tắc vận hành phân hệ chủ thể quản lý được thể hiện bởi hệ thống các vị thế, các vai trò, các chuẩn mực, các giá trị của hệ thống trong việc vận hành hệ thống nhằm đạt tới mục đích và mục tiêu đặt ra của hệ thống. Chức năng của thiết chế quản lý: thiết chế quản lý là nhằm thực hiện các nhiệm vụ quản lý đề ra, nó bao gồm các chức năng tổ chức, kiểm soát, và điều tiết toàn bộ các hoạt động của hệ thống. Đây cũng chính là chức năng của người cầm đầu và các cán bộ lãnh đạo trong quản lý.
Vị thế: nói chính xác hơn vị thế của một cá nhân trong hệ thống là địa vị, thứ bậc quyền lực mà cá nhân đó được hệ thống thừa nhận và tuân thủ. Trong hệ thống có con người tham dự, bao giờ cũng tồn tại một cấu trúc thứ bậc quyền lợi, mỗi cá nhân đều có một vị trí nhất định ở trong cấu trúc thang bậc đó bao gồm trách nhiêm, quyền hạn, lợi ích mà họ nhận được tương ứng với vị trí này.
Thiết chế quản lý chứa đựng trong nó một cấu trúc các vị thế của các con người trong hệ thống:
*Có người chiếm vị thế khống chế hệ thống vị thế then chốt với tư cách là Người cầm đầu (thủ lĩnh) là mô hình của hệ thống, họ đứng đầu hệ thống và chịu trách nhiệm về hệ thống mà họ phụ trách.
* Cũng có những người không chiếm vị trí cầm đầu hệ thống nhưng quyền lực vị thế của họ cũng không nhỏ và cũng đóng vai trò khá quan trọng trong sự điều hành hệ thống, hệ thống, họ là những cán bộ lãnh đạo (có vị thế quan trọng) đó là những người tham gia vào guồng máy quản lý, điều hành hệ thống, họ là những cán bộ và thường đứng đầu các phân hệ của hệ thống. Cùng với người cầm đầu họ HÌNH THÀNH LÊN NHÓM CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO.
* Nhóm những người tham gia vào guồng máy quản lý của hệ thống còn lại, có quyền lực ít ỏi nhưng rất cần thiết để đảm bảo ý đồ của các nhà lãnh đạo trở thành hiện thực => họ là cán bộ quản lý đóng vai trò truyền dẫn các ý chí quản lý của những nhà lãnh đạo.
+ Toàn bộ 3 loại cán bộ nói trên tạo thành đội ngũ cán bộ vận hành hệ thống
+ Vị thế của một cá nhân trong hệ thống là địa vị, là thứ bậc quyền lực của cá nhân đó được hệ thống thừa nhận một cách chính thức và trên danh nghĩa. VD: một Bộ trưởng đồng thời là một Viện sĩ khoa học, họ vừa có vị thế về mặt quyền lưch trong bộ máy chính quyền, vừa có vị thế trong lĩnh vực khoa học.
Vai trò: nói chính xác hơn, vai trò của cá nhân trong hệ thống (và ngoài môi trường) là vị thế thực tế của cá nhân đó, thể hiện thông qua nguồn lực thực tế và tác động thực tế (tác lợi và tác hại) mà họ gây ra cho hệ thống. Nói một cách khác, vai trò của một cá nhân là mức độ tác động thực tế của cá nhân đó đối với những người khác trong hệ thống.
Chuẩn mực (của hệ thống): là những yêu cầu, những tiêu chuẩn hành vi do hệ thống mong muốn, đặt ra và đòi hỏi mọi người phải tuân thủ trong suy nghĩ và hành động. Chuẩn mực của một hệ thống mang tính lịch sử, nó thể hiện thành quả tư duy của các con người trong hệ thống ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử, nó được lấy làm thước đo vai trò con người trong hệ thống. Chuẩn mực sẽ là hợp lý nếu nó phù hợp với mục đích và mục tiêu quản lý phù hợp với các đòi hỏi của các quy luật khách quan liên quan đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống. VD: Chuẩn mực là sự giàu có của quốc gia
Giá trị (của hệ thống): là những tình cảm những thái độ, hành vi được chuẩn mực hệ thống đánh giá rất cao, rất quan trọng mà con người trong hệ thống hướng vào đó để hành động và đạt lấy. VD: đấu tranh cho độc lập tự do, xây dựng xã hội giàu có, văn minh, công bằng,...

Không có nhận xét nào: