Thứ Tư, 30 tháng 1, 2008

Ê KÍP LÃNH ĐẠO

a) Khái niệm: Thuật ngữ êkip thường dùng trong cuộc sống có nhiều ý nghĩa và nội dung khác nhau.
- Êkip là một nhóm người cùng làm một công việc chung (bao hàm cả những người đồng thuận về quan điểm và những người không đồng thuận quan điểm, do các thế lực chính trị khác nhau được bầu ra và phải làm việc cùng nhau - nước Mỹ)
- Êkip là một nhóm người có sự hoà hợp về tâm lý, đồng thuận về quan điểm cùng tiến hành một công việc chung.
- Êkip là một nhóm người có chung một mục tiêu nào đó cần liên kết với nhau để tồn tại, nhưng có thể loại bỏ lẫn nhau trong trường hợp thuận lợi. Êkip ở đây là sự liên minh tạm bợ về quyền lực để mưu lợi ích của từng cá nhân.
Từ nhiều cách hiểu đó: Êkip lãnh đạo trong quản lý là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động lãnh đạo, điều hành hệ thống, có sự gắn bó với nhau về mặt tâm lý xét dưới các góc độ nào đó.
b) Đặc điểm của Êkip lãnh đạo:
1. Thứ nhất, Êkip lãnh đạo có hạt nhân là người lãnh đạo và các trợ thủ là các cán bộ quản lý các cấp thuộc chủ thể quản lý. Như vậy, êkip lãnh đạo được hiểu là nhóm người bao gồm tất cả những người thuộc phân hệ quản lý và cả một số nhỏ những người có chức năng lãnh đạo.
2. Thứ hai, Êkip lãnh đạo bao gồm những người có sự gắn bó với nhau về mặt tâm lý xét dưới góc độ nào đó.
3. Thứ ba, những người trong êkip lãnhd dạo phải bảo vệ và che chắn cho nhau để cùng tồn tại và cùng làm việc.
c) Phân loại êkip lãnh đạo: Êkip lãnh đạo tuỳ tuộc vào mức độ gắn bó với nhau về mặt tâm lý mà được chia thành những loại êkip khác nhau.
c1) Êkip lãnh đạo mạnh: Là êkip lãnh đạo thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Phải bao gồm được tất cả cán bộ thuộc guồng máy quản lý; các cán bộ này phải có sự đồng thuận cao về quan điểm và sự hài hoà về mặt tâm lý. Mục tiêu của họ phải phù hợp với lợi ích của hệ thống và phải mang tính chính nghĩa, với nghĩa là đem lợi ích và tiến bộ xã hội.
Người cầm đầu êkip phải là nhà lãnh đạo có hoài bão lớn, công tâm, có đạo đức;
Trong Êkip phải bao gồm đủ các tài năng quản lý; tối thiểu 6 loại cán bộ đầu ngành: 1) Chuyên gia hoạch định đường lối, chiến lược chính sách; 2) chuyên gia tổ chức; 3) chuyên gia thạo việc về tài chính; 4) chuyên gia về công nghệ, chuyên môn thuộc ngành nghề của hệ thống; 5) chuyên gia đối ngoại tầm cỡ; 6) chuyên gia giỏ về kỹ xảo quản lý (ngoại cảm, dự đoán)
Êkip lãnh đạo phải được đông đảo mọi người trong hệ thống ủng hộ và tuân thủ;
Hệ thống hoạt động có hiệu quả cao;
c2) Êkip lãnh đạo khá: là Êkip lãnh đạo thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Người lãnh đạo quy tụ được đại đa số các cán bộ thuộc bộ phận chủ thể quản lý; có sự đồng thuận về quan điểm và mục tiêu làm việc, đều cố gắng làm tốt phần việc được giao mà hệ thống đã thiết lập
Các cá nhân trong bộ phận của chủ thể quản lý ủng hộ và thông cảm lẫn nhau, cùng giúp việc tốt cho người lãnh đạo
Hệ thống hoạt động tương đối có hiệu quả;
c3) êkip lãnh đạo trung bình: là êkip lãnh đạo đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Người lãnh đạo có năng lực và đức độ vừa phải, điều khiển được các cán bộ trong phân hệ chủ thể quản lý hoạt động.
Hệ thống hoạt động có hiệu quả ở mức bình thường.
c4) Êkip lãnh đạo xấu: là êkip lãnh đạo có đặc điểm sau:
Người lãnh đạo nhân cách kém, đạo đức xấu, nhiều thủ đoạn mưu lợi cá nhân
Người lãnh đạo đưa vào êkip của mình những kẻ cơ hội theo kiểu thân quen, cùng hội cùng thuyền.
Có thể (hoặc không có) quan hệ với cấp trên các cấp là những người hoặc thiếu sâu sát cấp dưới, hoặc không có năng lực quản lý
Bị đại đa số con người trong hệ thống bất hợp tác
d) Nguyên tắc hình thành êkip lãnh đạo
Nguyên tắc 1: Người lãnh đạo phải thực sự là người có sức thu hút mọi người dưới quyền (có chí lớn, độ lượng, công tâm, công bằng, làm việc theo đúng nguyên tắc, giỏi chuyên môn)
Nguyên tắc 2: Có đủ thẩm quyền quyết định và nghị lực đưa cán bộ vào êkip xây dựng
Nguyên tắc 3: Phải lựa chọn được đầy đủ cơ cấu các loại cán bộ cho êkip

1 nhận xét:

The Luc nói...

Cách hiểu Ekip như thế này, theo tôi, thì rộng quá; chưa đủ lập luận để phân biệt giữa Ekip lãnh đạo và Ban lãnh đạo giống như ở Việt Nam hiện nay. Bởi khi nói về Ekip nào đó, nhất là ekip lãnh đạo, thì sự tương đồng về tầm, mục tiêu, giá trị, tâm lý,v.v..giữa các thành viên của Ekip là rất quan trọng; hơn nữa nó còn đòi hòi sự phối hợp hành động chặt chẽ giữa các thành viên của Ekip.